Mình đã từng 2 lần chuyển việc tại Nhật, và với kinh nghiệm cũng ko lấy gì vẻ vang cho lắm nhưng nghĩ là cần thiết với một số bạn nên share để anh chị em tham khảo. Tất nhiên là mỗi nhà mỗi cảnh, chuyển việc – nhảy việc nó không tốt cũng không xấu, tuỳ vào tình hình mà đưa ra quyết định, có thể sai hoặc đúng nhưng không thử thì khó mà biết được.
Đối với một số bạn kiếm được môi trường phù hợp cũng như mức đãi ngộ (bao gồm cả lương) tốt thì quá tuyệt vời, còn không thì do xui… mà xui thì nên sửa sai. kakaka.
Đa số mọi người đi làm công ăn lương ai cũng từng hơn 1 lần có ý định chuyển việc, lý do thì nhiều vô kể. Có thể do lương thấp, bị chèn ép, cưa mãi em tester ngồi kế bên không đổ nên … tức, hoặc cũng có thể do bạn bè mấy chỗ kia rủ rê … Người trẻ thì dễ dàng đưa ra quyết định khi có lý do, còn các bác nhiều năm kinh nghiệm thì đôi lúc e dè – cũng vì nhiều thứ.
Tóm lại nếu đã quyết nhảy thì hãy chuẩn bị cho mình một lộ trình bài bản, nghề nghiệp – công việc không phải chuyện giỡn chơi, 1 quyết định của mình có thể ảnh hưởng đến hàng tá người khác, phải có trách nhiệm chứ ko phải sinh sự xong về nhà mách mẹ – lớn cả rồi.
Bước 1 : Xác định bản thân muốn gì.
Ngay cả cái nghề BrSE này cũng chia làm rất nhiều nhánh nhỏ. Mỗi công ty có một hướng đi riêng, nếu thích làm New Tech như Cloud – Bigdata – Machine Learning … mà xin vào công ty chuyên các dòng dự án Web – Bảo trì hệ thống thì sai quá sai. Nó làm chệch hướng đam mê, sẽ ráng làm vì … lương cao (tạm thời), nhưng không đi xa được.
Bước 2 : Thu thập thông tin tuyển dụng
Đối với những bạn mà bước 1 đã xác định rõ ràng thì thường đã có đích đến được nhắm sẵn, nhưng trường hợp này không nhiều, đa số mọi người đều … không thực sự biết mình muốn gì. Nghe vô lý nhưng thực tế nó vậy. Do đó cần đưa ra danh sách vài thứ mình hướng tới, sau đó tìm kiếm thông tin, xem thử chỗ nào hợp thì khoanh vùng lại rồi bắt đầu làm tiếp bước 3.
Bước 3 : Hiểu rõ nhu cầu phía công ty tuyển dụng muốn gì
Bạn có thực sự hiểu rõ thông tin phần “Yêu cầu” trong các bản tin tuyển dụng ? vì sao nhiều ứng viên fail ngay vòng đầu ? câu trả lời là do nắm chưa hết. Ví dụ : Công ty cần BrSE có JP, kinh nghiệm coding, kinh nghiệm lead dự án, có kinh nghiệm làm việc với khách hàng. Nhưng JP thì N2 hay N3, có cần nói năng lưu loát không (N3 trở lên thì N vs kỹ năng nghe nói ko liên quan lắm) code bao nhiêu năm, bao nhiêu ngôn ngữ, focus vào ngôn ngữ gì, lead thì lead team size bao nhiêu – bao lâu, role PM hay là Team Lead, kinh nghiệm làm với khách là kinh nghiệm gì, có cần estimate, phân tích yêu cầu, design – code pilot, đàm phán giá cả offshore không, báo cáo report các thứ không hay chỉ cần mức translator ?
Bước 4 : Bổ sung những thứ mình đang thiếu
Tới bước này thì mọi thứ đã dần sáng tỏ, cái cần là thời gian và sự chăm chỉ. Thiếu cái gì thì bổ sung cái đó, JP – Code – Kỹ năng quản lý. Như chỗ công ty Co-well mình thì yêu cầu phải master cả 3 thứ trên : JP N2+, nói năng lưu loát, Code Level Senior or Full Stack Dev (như mình là Full StackoverFlow Dev), kinh nghiệm PM ít nhất 1 năm – team size trên 10 người. Hoặc nếu như cảm thấy khó có thể bổ sung hết các tiêu chí, thì cần focus vào 2 thứ : 1 là JP (bắt buộc), 2 là 1 bộ chứng chỉ (Bảo hiểm, ngân hàng, FE, Microsoft, PMP …) làm cho người ta nhận thấy được mình có điểm gì đó đặc biệt và cần phải đưa về làm … của để dành.
Bước 5 : Lựa chọn thời điểm thích hợp để chuyển việc
Thường thì thời điểm tốt nhất là sau khi đã nhận đủ lương thưởng + kết thúc dự án. Tức là làm sao có lợi nhất cho 2 phía : bản thân và team công ty hiện tại. Còn nếu bắt buộc chọn 1 trong 2 thì theo mình tốt nhất là nên chịu thiệt, đừng để ảnh hưởng tới người khác. Tiền bạc có thể kiếm lại dễ chứ mất chữ tín khó lấy lại lắm. Với lại giới IT nó rất nhỏ, lỡ dính black list là các công ty họ biết hết. Trước có lần nói chuyện vs 1 vài bạn làm HR, các bạn ấy có cả 1 kho black list ghi đầy đủ họ tên vs history + lý do vì sao bị cho vào danh sách, đồng thời share thông tin thường xuyên cho nhau.
Bước 6 : Hoàn tất thủ tục thôi việc và thủ tục visa – tư cách lao động
Tham khảo ở đây. Tomoni viết kỹ rồi nên mình ko có gì bổ sung thêm, nhưng chỉ nhắc là các bạn không nên lo lắng quá, bên HR-Admin họ sẽ tư vấn và care A-Z, nếu bạn gặp trục trặc họ sẽ đứng ra làm giúp.
Kết
Hiện tại các công ty Việt Nam tại Nhật cũng như các công ty Nhật đã phần nào giảm ác cảm với các CV chuyển việc nhiều lần, nhưng không vì vậy mà các bạn tuỳ tiện. Tốt nhất lỡ chọn sai thì cũng làm ít nhất 1 năm or cho hết dự án, thường tốt nhất là trên 2 năm. Vì thời gian vào công ty chưa lâu đôi khi mình chưa nhận ra nhiều cái hay, cái đáng học ở chỗ hiện tại. Và một điều nữa, chỗ nào cũng có cái hay cái dở, không có bất kỳ 1 tổ chức nào là hoàn hảo cả. Quan trọng nó hợp ko, vs lương có đủ nuôi sống bản thân – gia đình không.
“Nếu như cảm thấy khó có thể bổ sung hết các tiêu chí, thì cần focus vào 2 thứ : 1 là JP (bắt buộc), 2 là 1 bộ chứng chỉ (Bảo hiểm, ngân hàng, FE, Microsoft, PMP …) làm cho người ta nhận thấy được mình có điểm gì đó đặc biệt và cần phải đưa về làm … của để dành.”
Good .