Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

Công việc thường ngày của BrSE

Bài này dành cho những bạn chưa phải là kỹ sư cầu nối hoặc những bạn đang chập chững bước vào nghề. Thông thường những cụm từ mà các bạn được nghe từ những trang tuyển dụng là “làm cầu nối”, “tiếp xúc với khách hàng”, “liên lạc offshore”, “lấy yêu cầu”, ..vv… Nhưng cụ thể họ làm những gì thì rất mông lung. Để giải đáp thắc mắc này mình mạo muội viết vài chữ cho những ai quan tâm. Biết đâu 1 ngày đẹp trời chúng ta được ngồi làm chung với nhau tại xứ hoa anh đào 🙂

Để nói khơi khơi là công việc BrSE làm gì thì hơi thiển cận. Đầu tiên chúng ta phải phân chia theo vai trò, theo dòng dự án thì mới rõ ràng được. Chia theo thể chế (体制) dự án, có 3 dòng : onsite only, onsite + offshore, offshore only. Chia theo qui mô có 2 loại : qui mô lớn cần nhiều onsite, qui mô nhỏ chỉ 1 người độc lập tác chiến. Chia theo mảng : Develop, Maintain, Migrate, Test. Chia theo chuyên môn có 3 : BrSE chuyên kỹ thuật (Tech BrSE), chuyên nghiệp vụ (BA BrSE), pha trộn. Đối với mỗi tiêu chí mình xin đi cụ thể như bên dưới cho các bạn dễ hình dung.

Chia theo thể chế

1.Onsite only

Có 1 số khách hàng vì điều kiện bảo mật thông tin, hoặc network đặc thù mà không thể đưa ra bên ngoài công ty. Thường họ sẽ order cho nhiều vender cùng đưa người vào làm trực tiếp, quản lý cao nhất sẽ thuộc trách nhiệm nội bộ của công ty khách hàng để lên plan – đánh giá và phân việc. Mỗi đội sẽ có 1 cơ số người tuỳ thuộc vào size dự án ( thông thường họ sẽ giao cho nhiều đối tác cùng làm vì tính an toàn), BrSE sẽ lead team mình để code – test – deploy sản phẩm trên môi trường của khách hàng, lên schedule, họp báo cáo tiến độ, phân tích issue – risk. Vì sẽ không có offshore nên sẽ có 2 phía mà BrSE sẽ phải liên lạc : Khách Hàng + Phía công ty mình (có thể là chi nhánh tại JP hoặc cty mẹ ở VN).Vì chi phí cho resource onsite khá cao nhưng đổi lại tính an toàn cao nên trừ những dự án đặc thù không thể triển khai bên ngoài, đa số các dự án dài hơi thì sau 1 thời gian team cứng cáp sẽ triển khai về offshore để đảm bảo về mặt kinh tế (offshore giá = 1/3 onsite tính theo Manmonths).

2.Offshore only

Đối với dòng dự án này, thông thường là khách hàng thân thiết, đã quen cách làm việc của nhau nên BrSE cũng không cần phải qua Nhật mà làm việc ngay tại VN cùng với đội của mình, chỉ cần liên lạc qua mail vs FTP cho việc gửi nhận sản phẩm.

3.Onsite + Offshore

Đây là mô hình làm việc phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Vì sao đa số chọn cách này thì có 3 lý do chính : Đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chóng, Giá cả chấp nhận được, quản lý được issue – risk.

Chia theo quy mô

1.Quy mô lớn

Các dự án có site tầm vài trăm MM trở lên cần có ít nhất 2 BrSE. 1 ông (bà) sẽ lead team cả onsite vs offshore, chịu trách nhiệm chính về việc lấy yêu cầu từ khách hàng, quản lý tiến độ, liên lạc giữa các bên. Số còn lại sẽ chuyên trách về việc triển khai công việc và quản lý theo mảng nghiệp vụ hoặc application.

2.Quy mô nhỏ

Thường là các dự án tạo ứng dụng nhỏ, hoặc pilot cho 1 hệ thống lớn. Chỉ cần 1 BrSE, và người này sẽ độc lập tác chiến làm toàn bộ công việc từ liên lạc, lên plan, cho đến code test. Ngoài ra cũng có 1 số dự án cần người làm kỹ thuật chung với team Nhật thì không mang nghĩa BrSE mà hakken SE thì đúng hơn, làm công việc này hơi khổ vì khách hàng sai đâu đánh đó, không tự chủ được, gặp khách dễ tính thì may nhưng khó tính là mong bỏ càng sớm càng tốt. Năm ngoái mình đã từng nhảy vào 1 nhóm để chữa cháy do 1 cậu đang làm thì đòi nghỉ tại ông khách quá khó tính, hay bắt bẻ linh tinh, việc thì khó mà đưa deadline kiểu “cho mày ngất nghe con”.

Chia theo mảng

Cái này mình đã có nói đến trong các bài trước. Tuy nhiên nhắc lại 1 chút là nếu bạn có quyền lựa chọn (thường là không) thì nên chọn dự án develop với scope càng rộng càng tốt, sẽ học được nhiều.

1.Develop

Nếu scope từ design đến UAT, làm cả Front-Back End thì các công việc của BrSE sẽ làm : phân tích và hiểu nghiệp vụ, thiết kế từng màn hình cho phần Front, viết tài liệu mô tả cho phần Back-End (xử lý bussiness), code thử và tìm solution, triển khai schedule, trả lời Q&A từ offshore (công việc chiếm phần lớn thời gian), viết template cho UAT, report tiến độ hàng tuần (có khi hàng ngày), nghiệm thu sản phẩm. Trong số các công đoạn trên mình đều trải qua tất cả, khó nhất vẫn là Design sao cho hiệu quả và offshore ít thắc mắc. Mình vẫn còn nhớ những màn hình đầu tiên desgn vì tài liệu viết sơ sài vs ẩu quá mà nhận 1 tá comment từ KH cộng với vài chục cái Q&A (question and answer) từ team offshore, nhớ lại mà hãi hùng.

2.Maintain

Đây là công việc khá khoai và BrSE cần phải là người vừa nhanh nhẹn vừa cẩn thận.

  • Nhanh : phải nắm nghiệp vụ thật nhanh thì mới hiểu được cách maintain hệ thống sao cho hiệu quả nhất, vừa lái đội dev đi đúng hướng và vừa đưa ra suggest cho khách hàng những phần họ chưa nghĩ tới. Ví dụ như khi khách muốn thêm 1 button print vào tất cả các màn hình tìm kiếm để xuất ra file kết quả search, mình đánh giá thêm print 1 số màn hình detail info nếu cần, thêm việc cho đội nhà, hoặc là có thể thêm 1 vài item trên kết quả tìm kiếm mà mình nhận thấy là cần thiết. Hoặc đề xuất ra các option output như print pdf, exel, img hoặc kết nối máy in chẳng hạn. Và tất nhiên tất cả phải được estimate đầy đủ trước khi triển khai tránh làm khổ anh em ở nhà. BrSE khác Sale ở chỗ đó (Sale thì toàn hứa vs hẹn + nổ)
  • Cẩn thận : Sửa 1 chỗ nhưng nó ảnh hưởng nhiều chỗ, khách hàng Nhật thường rất kỹ tính (và khó tính), nên nếu bị ảnh hưởng 1 trường hợp thôi là coi như phải triển khai ngang lại toàn bộ các trường hợp liên quan khác. Vậy nên cẩn thận từ khâu triển khai đến test sản phẩm là điều mà BrSE phải khắc cốt ghi tâm.

Nếu bạn nào mới chập chững nên tránh dòng dự án kiểu này. Mình đã phải khổ sở gần nửa năm trời rồi nên đây là lời khuyên chân thành.

3.Migrate

Migrate hoặc có thể gọi là upgrade. Tức là chuyển source cũ trên 1 nền tảng cũ lên trên 1 nền tảng mới, nền tảng mới này có thể là infra khác, ngôn ngữ khác, hoặc cùng ngôn ngữ nhưng version mới hơn. Hiện tại ở Nhật khá phổ biến các dòng loại này, vì hiện nay các hệ thống cũ dựa theo các ngôn ngữ từ xưa như delphi, VB6 hay Java 1-2 không còn đáp ứng đủ chức năng công nghệ số hoá đương đại. Các công ty Nhật buộc phải theo xu hướng để tránh tụt hậu, họ bắt đầu chuyển sang nền tảng Cloud cùng với đó là upgrade netFW 4+, Java 7+, SQL 2012+, Oracle 12+ …Ngoài ra có 1 vài version cũ đã không còn support đầy đủ từ công ty bán sản phẩm như SAP BO (Business Oject) old verion được đưa lên version mới nhất, hay như DB2 của IBM cũng thì được chuyển qua Oracle hay SQL. Các project mà ngày xưa chỉ dùng cho PC hiện tại cũng được triển khai sang các ứng dụng di động sử dụng các JS FrameWork mới như NodeJS hay AngularJS… thay cho JS truyền thống.

Hiện tại mình đã làm migrate được 2 năm và vẫn đang tiếp tục theo đuổi, nó làm về cái gì thì vì bảo mật thông tin mình không chia sẻ cụ thể được.

4.Test

Phần này BrSE không cần nặng về kỹ thuật, vậy nên đây là cơ hội cho các kỹ sư cầu nối xuất thân từ tester hay BA hoặc kể cả comter nhảy vào. Khi nào dính đến các tech liên quan cách ứng dụng tool test tự động  các thì mới nhờ cậy đến các anh chuyên trách tech support.  Ngày xưa để autotest màn hình thì mình có viết test case sau đó tạo CSV làm dữ liệu đầu vào, sử dụng FW Scenario Automation Screen Test, kết nối tầng Back-Front lại rồi gọi đến các CSV, sau đó nó tự động bật màn hình, login, nhập dữ liệu, tìm kiếm, update, commit, out ra report và ngồi viết báo cáo tổng hợp 🙂 (cái j mà có tool là đều sướng)

Chia theo chuyên môn

1.Technical BrSE

BrSE sẽ chuyên làm về kỹ thuật mà ít động chạm phần nghiệp vụ, các dự án thường có scope hẹp từ Coding đến UT.

2.BA/Test BrSE

BA BrSE thường sẽ phải làm nhiều về nghiệp vụ, tức là hiểu được hệ thống làm về cái gì, cách thức vận hành ra sao. Có nhiều mảng chia theo domain như ngân hàng, tài chính – kế toán, chính phủ, giáo dục. Tức là BrSE sẽ phải học (nếu cần) và làm việc chủ yếu ở công đoạn đầu cuối phân tích yêu cầu hoặc nghiệm thu sản phẩm, 2 đỉnh chữ V trong quy trình phát triển phần mềm, việc tiến sâu xuống đáy (開発-code test) đến đâu tuỳ thuộc yêu cầu khách hàng cũng như khả năng technical của BrSE. Nếu như những bạn nào không hứng thú code thì nên đi theo mảng này, nhưng để tiến xa thì nên chọn 1 domain mình chuyên sau đó học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ. Ví dụ như domain ngân hàng, thì hàng năm có các khoá học và thi lấy chứng chỉ, các bạn có thể google sẽ ra rất nhiều.

3.BrSE

Làm tất tần tật, từ A – Z, từ trên xuống dưới, từ phân tích yêu cầu đến design, coding và cả UT (Unit test – 単体テスト),  IT (integration test – 総合テスト), ST (system test – システムテスト),  AT (acceptance tests – 受け入れテスト). Nghe có vẻ nặng nề nhưng mà BrSE đúng nghĩa là phải vậy.Bởi thế nên mới cần tech, jp, kỹ năng mềm và cả khả năng tự học. Trong đó khả năng tự học là quan trọng nhất vì đó là cái mà người Nhật đánh giá cao.

Kết

Như trên mình đã hệ thống sơ bộ những việc mà BrSE thường làm, nếu hiện tại bạn đã trải qua – đã làm được thì xin chúc mừng, còn nếu chưa hãy tự học. Không phải tự nhiên mình kết luận người Nhật đánh giá cao sự tự học hỏi như vậy, các bạn nếu đã đọc Khuyến Học của học giả Fukuzawa Yukichi thì biết là cách đây 140 năm Nhật cũng lộn xộn, nghèo đói, lai căng và tệ hại (trước Minh Trị), và cả sau thế chiến thứ 2 kết thúc cũng là 1 nước Nhật hoang tàn đi lên từ chính sự tự học hỏi của mỗi cá nhân, học từ thất bại, học từ ngay cả kẻ thù và sau này là đồng minh chính là người Mỹ, thoát khỏi cái tư duy ao làng Á Châu để đua chen với Âu – Tây và đã vươn lên thành nền kinh tế top đầu thế giới.

5/5 - (2 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại

One thought on “Công việc thường ngày của BrSE

Comments are closed.