Bài này không liên quan đến code nhưng có rất nhiều từ vựng IT. Chủ đề tuần này là về IC Card – tên gọi chung của thẻ điện tử. Nếu ai đã từng qua Nhật rồi thì các bạn đã ít nhất 1 lần sử dụng Suica hay Pasmo để đi tàu – xe. Ngày xưa mình vẫn nghĩ là có 1 server đặt ở đâu đó để điều phối hoạt động. Và hệ thống này phải cực khủng mới tính toán hàng trăm ngàn phép tính trên giây. Mỗi lần chạm thẻ đều trả về kết quả tức thì. Nhưng thực ra không phải vậy, nó vi diệu hơn nhiều. Các bạn đọc bài sẽ rõ.
Chắc ai cũng biết về thẻ IC rồi nhỉ. Ví dụ như Suica, PiTaPa, bảng mạch màu vàng gắn trên thẻ credit. Cũng không bất ngờ nếu mọi người không biết rằng thực tế mỗi chiếc thẻ IC là 1 mini computer. Nó là một hệ thống mạch điện từ tích hợp, bao gồm bộ vi xử lý màu xanh gan ở trung tâm và được bao quanh 4 cạnh bởi chất liệu truyền dẫn bằng kim loại để thu phát tín hiệu
Trong CPU này bao gồm phần lưu trữ dữ liệu và Operation System (hệ điều hành). Đối với thẻ IC mà có gắn bảng mạch màu vàng như thẻ Credit, khi tiếp xúc với máy đọc thẻ bộ phận này sẽ là phần tiếp điện và xử lý tính toán. Còn thẻ Suica thì hoạt động dựa vào việc thu nhận tín hiệu phát ra từ angten – chính là phần bao quanh 4 cạnh. Ngoài ra, thông qua sóng điện từ này thông tin sẽ được chuyển đến trạm (là những máy đọc thẻ trên xe bus, máy bán hàng tự động, và hay gặp nhất là máy đọc thẻ ở cổng soát vé tàu)
Thẻ IC được phát hành bởi các công ty in ấn chuyên dụng, ta có thể tìm hiểu chi tiết hơn trên trang chủ của công ty in ấn TOPPAN tại đây. Cho phép tôi mượn cái hình bên dưới để giới thiệu đến mọi người cấu trúc của phần màu vàng trên thẻ Credit
また、Suicaなどのアンテナ内蔵のICカードの中身はこんな感じだそうです。
Còn đây là cấu tạo của phần ăng-ten gắn trên thẻ Suica.
Vì thẻ IC đã được tích hợp sẵn CPU cùng với ứng dụng (lập trình nhúng) vào bên trong nó nên có khả năng tự tính toán xử lý được. Ví dụ như nó có thể mã hoá được cả thông tin.
Chỉ với con chíp mỏng bé xíu gắn bên trong miếng Plactic mà tạo ra được cái thẻ điện tử IC với các tính năng cao cấp như vậy thiệt sự là đáng nể.