Đây là bài đầu tiên trong seri IT dokkai. Cùng nhau tìm hiểu về khái niệm 5W1H và vì sao nên áp dụng. Mình sẽ đưa bản tiếng Nhật lên trước, bản dịch tiếng Việt sẽ để sau. Đầu tiên các bạn hãy tập dịch, từ nào không hiểu note lại. Nên dùng 1 file Excel để lưu .Khi nào rảnh sẽ code 1 cái tool học từ vựng up source lên Github. Data từ vựng sẽ lấy từ file excel mà các bạn đã nhập vào. Template mình sẽ tạo và gửi sau.
5w1h là từ được tổng hợp của who(ai), where(chỗ nào), when(khi nào), why(tại sao) và how(như thế nào). Có lẽ ta đã nghe nhiều về nó trong những giờ học tiếng anh. Từ này không chỉ là ngữ pháp tiếng anh mà nó còn có thể được sử dụng trong giới business.
Khi chia sẻ thông tin và báo cáo trong kinh doanh, nếu truyền đạt dựa trên cơ sở 5W1H này sẽ mang lại hiểu quả trong việc tránh được (khó phát sinh) những hiểu lầm. Vì việc tổng hợp 6 quan điểm đó một cách cô đọng lại như vậy, ngay cả bản thân cũng sẽ dễ hiểu và việc truyền đạt cho những xung quanh cũng trở nên dễ dàng.
Trong việc sử dụng 5w1h phải theo trình tự mới mang lại hiệu quả. Đầu tiên, xếp cao nhất là việc “cần phải đưa ra quyết định”, đó chính là WHY. Tại sao lại như vậy ? Nếu ta quyết chắc chắn ngay từ đầu là làm vì cái gì, thì nội dung bản thân muốn gửi gắm sẽ không bị lung lạc. Lý do “vì sao phải làm vậy”, hay cần phải “truyền tải cái gì” là những thứ phải quyết định ngay từ đầu.
Tiếp theo là “phải làm như thế nào”, chính là việc đưa ra phương pháp (HOW). Nếu định hình được phương pháp và lý do, thì khả năng để làm được việc đó sẽ do (WHO) một ai đó quyết. Đến bước này, “làm gì” (làm được gì) trở nên cụ thể hơn. Đó chính là cái chúng ta đang nhắc đến : WHAT.
Nếu chúng ta quyết định được những điểm mấu chốt là : Lý do, phương pháp, người thực hiện và những cái cần làm thì về sau khả năng thực thi hay phạm vi hiệu quả sẽ chỉ còn là 2 thứ WHEN – WHERE mà thôi. Đặt ngược lại vấn đề, nếu ta bắt đầu bằng WHAT (chứ không phải WHY) thì e rằng sẽ tạo ra những thứ bất khả thi.
Chính vì vậy cho nên việc đưa ra trình tự phải bắt đầu bằng WHY rồi HOW là cực kỳ cần thiết. Ai mới là người thích hợp, sau khi tìm ra WHO thì mới đến WHAT. Nếu ta làm theo trình tự đúng thì sẽ tránh được việc đặt ra mục tiêu mà vốn dĩ không có khả năng thực thi, và thiết lập được đích đến có tính khả thi đồng thời giải thích đầy đủ được lý do cho từng hành động.
アプリの例をとって言えば、まずアプリを作る理由から考える、ということになります。
Ta sẽ lấy 1 ví dụ về Apps (ứng dụng). Đầu tiên là hãy suy nghĩ lý do tạo ra cái app đó.
5w1hの事例|アプリの開発をする場合
Ví dụ về 5w1h trong trường hợp phát triển ứng dụng.
Hãy thử sử dụng ví dụ cụ thể về 5w1h rồi ngẫm xem sao. Đối với trường hợp phát triển App, 5w1h sẽ được áp dụng như thế nào chúng ta hãy cùng xem xét. Lần này, có một công ty xây dựng App, muốn làm 1 ứng dụng translate, bước 1 ta sẽ bàn đến lý do => WHY.
Vậy phương pháp để làm sáng tỏ lý do tiền đề này chính là việc đưa ra câu trả lời cho HOW – như thế nào. Vì là công ty xây dựng app nên nếu nắm được phương pháp của ứng dụng có khả năng dịch thuật thì sẽ đưa ra được đối sách cho sản phẩm của công ty mình. Và theo hướng như thế thì sẽ là tìm ra WHO người thích hợp cho việc xây dựng ứng dụng kiểu này. Nhắm vào người Leader đã được chọn ra ở trên ta sẽ biết được cách define requirement một cách củ thể là như thế nào, đó chính là WHAT.
Đi đến bước này rồi ta sẽ tính ngược lại từ những điều kiện thiết yếu nhằm tạo ra yêu cầu đầu vào và ứng dụng muốn tạo ra, việc này là để đưa ra được mốc thời gian (WHEN) cộng vị trí (WHERE) các hạng mục được đóng gói lại sau khi đã làm sáng tỏ mọi thứ ví dụ như là ngân sách.
Nếu theo đúng trình tự này thì sẽ phòng chống được các sự cố (trouble) như là : không kịp deadline, không tìm ra người thích hợp (leader), không có phương pháp thực thi. Tóm lại, về mặt business thì khi đưa ra 1 quyết định về cái gì đó, các bạn nhất định hãy thử áp dụng 5w1h xem sao nhé.
Kết
Đây không chỉ là 1 bài đọc kiểu cho có. Lý do mình chọn chủ đề 5W1H vì nó được áp dụng rộng rãi trong các dự án Nhật. Mặc dù các bạn không thấy họ ghi chép hay tài liệu mô tả gì. Nhưng xét về bản chất thì mỗi lần khách hàng triển khai cái gì cũng đều base theo nó.
Các bạn đọc thấy sai sót thì comment bổ sung nhé. Đừng gạch đá mà tội, mình ngồi dịch miễn phí mất cả buổi sáng cuối tuần không phải để nhận những lời cay đắng.
Có 1 số blog chuyên chỉ cách fix bug Java C# SQL … nhưng anh chỉ search google rồi link tới và đọc bài liên quan.
Loading...
e cảm ơn a
Loading...
Anh làm một bài review về những trang hay hay kiểu này đi anh.
Loading...
Ok em, khi nào rảnh rảnh a sẽ viết. Nhưng đối tượng hơi hẹp, vì phải gần gần N2 may ra đọc mới hiểu được.
Loading...
Anh xem ý kiến sau thế nào 😀
Đoạn này “ビジネスの世界” em thấy dịch là “thế giới business” hoặc “giới business” sát hơn so với “business toàn cầu”.
Giống như là “漫画の世界” thì hiểu là “thế giới truyện tranh” hơn là “truyện tranh toàn cầu” 😀
Loading...
Thank em đã góp ý, anh sửa lại rồi. Đúng là sai sót thật. Gomen ne.
Loading...
Em không biết anh là ai? Anh ở đâu trên đất nước Việt Nam này.
Nhưng em xin cảm ơn anh, bài viết chia sẻ của anh thật sự rất hay và tâm huyết
Loading...
Thank e đã quan tâm
Loading...
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết rất hay
Loading...
e chào a ạ, e đã có N2 và muốn trở thành IT comtor, e không học về IT, hiện giờ e đang tìm học từ vựng chuyên ngành và tập đọc các bài báo trên mấy trang web a chia sẻ ở trên
bây giờ kiến thức IT của e là con số 0 thì không biết có khả năng trở thành phiên dịch trong ngành được không ạ (vì e rất thích IT nhưng ngày xưa không có cơ hội học)
Loading...
IT comter có 2 hướng, 1 là hướng dịch tài liệu, 2 là hướng dịch nói. Hướng 1 anh nghĩ chắc không vấn đề gì, em cứ tìm thử các tài liệu IT tiếng Nhật rồi dịch thử, tầm vài tháng thấy ổn mới apply CV vào 1 loạt các công ty, chỗ nào cần họ gọi. Mới vào sẽ có người kèm, dịch mấy thứ đơn giản, dần dần quen việc sẽ được bung lụa, ko phải lo đâu, cứ mạnh dạn luyện rồi apply CV, hoặc cty đang làm vs JP thì xin sếp chuyển qua bộ phận Comter học việc.
Cảm ơn anh đã chia sẽ. Mặc dù ko đọc được phần tiếng Nhật, nhưng em học rất nhiều từ bài này.
Thank e đã quan tâm, nếu có thời gian tranh thủ học tiếng Nhật để đọc trực tiếp chứ anh toàn dịch bậy cả đó 😀
Cảm ơn a đã chia sẽ.
Anh có thể giới thiệu cho e những trang web của Nhật về chủ đề IT mà nó viết đơn giản dễ hiểu đc k ạ. E cảm ơn a 🙂
Em check các blog bên dưới
1. Process, Design, Technical …
https://thinkit.co.jp/
2. IT Blog ranking matome
http://it.blogmura.com/
3. Basic IT
https://blog.codecamp.jp
4. Technical
http://hatenablog.com/
Có 1 số blog chuyên chỉ cách fix bug Java C# SQL … nhưng anh chỉ search google rồi link tới và đọc bài liên quan.
e cảm ơn a
Anh làm một bài review về những trang hay hay kiểu này đi anh.
Ok em, khi nào rảnh rảnh a sẽ viết. Nhưng đối tượng hơi hẹp, vì phải gần gần N2 may ra đọc mới hiểu được.
Anh xem ý kiến sau thế nào 😀
Đoạn này “ビジネスの世界” em thấy dịch là “thế giới business” hoặc “giới business” sát hơn so với “business toàn cầu”.
Giống như là “漫画の世界” thì hiểu là “thế giới truyện tranh” hơn là “truyện tranh toàn cầu” 😀
Thank em đã góp ý, anh sửa lại rồi. Đúng là sai sót thật. Gomen ne.
Em không biết anh là ai? Anh ở đâu trên đất nước Việt Nam này.
Nhưng em xin cảm ơn anh, bài viết chia sẻ của anh thật sự rất hay và tâm huyết
Thank e đã quan tâm
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết rất hay
e chào a ạ, e đã có N2 và muốn trở thành IT comtor, e không học về IT, hiện giờ e đang tìm học từ vựng chuyên ngành và tập đọc các bài báo trên mấy trang web a chia sẻ ở trên
bây giờ kiến thức IT của e là con số 0 thì không biết có khả năng trở thành phiên dịch trong ngành được không ạ (vì e rất thích IT nhưng ngày xưa không có cơ hội học)
IT comter có 2 hướng, 1 là hướng dịch tài liệu, 2 là hướng dịch nói. Hướng 1 anh nghĩ chắc không vấn đề gì, em cứ tìm thử các tài liệu IT tiếng Nhật rồi dịch thử, tầm vài tháng thấy ổn mới apply CV vào 1 loạt các công ty, chỗ nào cần họ gọi. Mới vào sẽ có người kèm, dịch mấy thứ đơn giản, dần dần quen việc sẽ được bung lụa, ko phải lo đâu, cứ mạnh dạn luyện rồi apply CV, hoặc cty đang làm vs JP thì xin sếp chuyển qua bộ phận Comter học việc.
vâng ạ, e cảm ơn a nhiều ạ <3