Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

Phỏng vấn anh Thành Nguyễn – BrSE pro xuất thân NonIT

4.9/5 - (12 votes)
Bữa trước mình có nhận được nhiều thắc mắc từ các bạn xuất thân không phải IT là : Làm sao theo nghiệp BrSE. Tất nhiên theo quan điểm cá nhân thì nghề này ai làm cũng được, nhưng với mỗi xuất phát điểm sẽ có hướng đi đặc thù khác nhau. Vì mình không đi lên bằng đường này (NonIT) nên đành nhờ cao nhân giúp đỡ, mong là sẽ giải đáp được một phần cho mọi người. Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngắn với một anh BrSE xuất thân ngoại ngữ đã có nhiều năm trong nghề, cùng theo dõi nhé.

1.Anh có thể giới thiệu sơ về bản thân (tên tuổi, nghề nghiệp, kinh nghiệm, sở thích, nơi ở) cho bạn đọc biết được không?

Mình tên Thành Nguyễn.

Hiện là BrSE onsite của cty GCS (nay là Hitachi Consulting Japan) làm ở cty khách hàng với vai trò BrSE-BA(Business Analysis) làm về mảng ngân hàng.

Sở thích: Đi du lịch, chơi và xem thể thao nhất là bóng đá.

Nhà mình đang ở trên Mita line, Tokyo. 

Người Phỏng vấn : Hiện anh đang sống cùng vợ mới cưới (cũng là đồng nghiệp) trên con phố xinh xinh phía bắc Tokyo.

2.Anh có thể chia sẻ công việc thường ngày của anh không ah.

Công việc của mình trong 2 năm nay là làm việc ở cty khách hàng với tư cách BA, nên công việc hiện tại mình làm về Design. Phân tích từ yêu cầu khách hàng, làm Basic Design đến Detail Design. Và vì nắm rõ về Design nên hiện tại cũng được phân công để viết testcase, test, và verify luôn test result được test bởi test team.

Người Phỏng vấn :  Các bạn xem thêm bài mình viết về Design bên dưới để hiểu hơn nhé.

3.Anh theo nghiệp BrSE cũng lâu, Cơ duyên nào đưa đẩy anh tới ngành BrSE nhỉ?

Ngày xưa khi chưa tốt nghiệp ĐH mình từng làm kỹ sư cầu nối cho cty về hardware của Nhật. Sau khi tốt nghiệp(Ngành Nhật Ngữ, trường ĐH Ngoại ngữ tin học HCM) GCS có gọi cho mình và nói cần tuyển Translator về mảng Software. Mình từ nhỏ cũng thích IT nên nhận lời và đi làm cho tới bây giờ(GCS vẫn là cty đầu tiên sau 8 năm ra trường của mình :D)

4.Em được biết anh không phải xuất thân IT, khi bắt đầu học có rất nhiều khó khăn, anh có thể chia sẻ vì sao anh lại quyết tâm như vậy, và anh đã vượt qua những trở ngại bằng cách nào ạ?

Quả thật như bạn và mọi người đều biết, từ một người học ngoại ngữ nhảy sang làm về IT thì thật sự rất khó khăn. Nhưng do là người thích về IT và cũng có tư duy nhanh, nên trong thời gian đầu mình có khó khăn trong việc tiếp nhận những kiến thức mới, nhưng nhận được sự hướng dẫn của các anh chị đi trước cùng làm trong dự án và tự tìm hiểu và học hỏi thêm ở ngoài nên mình ngày càng hiểu hơn về IT nói chung và software nói riêng. Có một câu chuyện vui mà mình muốn chia sẻ về sự khó khăn của dân ngoại ngữ quay qua dịch IT mà mình gặp phải trong 1 lần đầu tiên dịch cho dự án sau khi mới vào cty. 😀 . Lần đó mình mới vào cty nhưng có 1 dự án .NET, có khách hàng Nhật qua integration test chung với team VN, thế là mình được “quăng” vào làm với khách hàng trong khi chưa biết được gì về software. Trong 1 lần phải giải thích với khách hàng về DB, chị Manager giải thích là “Trường ABC này được get từ bảng XYZ này.”. Mình quay qua hỏi 1 câu rất ngây ngô: “Trường này là sao chị, chắc nó ko phải là school đâu hả?” J. Mọi người phì cười trước vẻ ngơ ngơ của mình. :D.

Qua đó, các bạn có thể thấy đó là 1 ví dụ mà người học ngoại ngữ gặp khó khăn khi lúc đầu tiếp cận với các từ chuyên ngành trong software. Nhưng cũng chính từ lần mất mặt đó mà mình đã có quyết tâm phải tìm hiểu những gì cơ bản của IT, và software thông qua việc các khóa học vào buổi tối và việc tự học. Nhưng cái mình thấy dễ tiếp cận nhất là từ khi mình tham gia dự án với tư cách kỹ sư cầu nối. Thật ra lúc đó mình cũng mới làm được 2 năm với vai trò Translator nhưng do cũng khá nhanh trong việc tiếp nhận kiến thức mới và có logic tốt nên lần đầu được tham gia vào dự án Nhật với tư cách là BSE. Đó chính là môi trường tốt nhất và nhanh nhất để mình tiếp cận và học hỏi. Nhưng ko có con đường nào trải đầy hoa hồng, trong thời gian đầu mình đã rất vả khi meeting mà khách hàng nói sâu vào kỹ thuật khiến mình ko thể truyền đạt tốt đến team. Đã có những lúc khách hàng nói lần thứ 3 nhưng mình cũng ko truyền đạt được hết cho team, thế là bị khách giận, gọi sếp mình vào dịch dùm luôn. Qua lần mất mặt đó :D, mình tự nhủ là lần sau sẽ cố gắng ko phiền đến sếp mà mình cũng có thể dịch được các phần khó về technical cho team. Nên mình lao đầu vào nghiên cứu các vấn đề xung quanh của phần đó và các phần mở rộng khác để lần sau có thể hiểu được ý khách. Lần sau, cứ mỗi lần họp với khách là mình record lại buổi meeting hôm đó bằng điện thoại, để về nghe lại. Những chỗ mà mình ko hiểu nhanh trong cuộc họp, mình về nghe đi nghe lại nhiều để hiểu và quen luôn với cách truyền đạt của khách. Dần dần, những kiến thức xung quanh của dự án về phần domain lẫn phần kỉ thuật mình càng nắm rõ.

Thêm vào đó, với vai trò là BSE, mình được nghiên cứu requirement của khách hàng, phân tích nó để truyền đạt đến kỹ sư của mình. Đến khi làm design thì mình cũng phải xem để giải thích lại cho khách hàng qua những review meeting. Có gì ko hiểu lại được kỹ sư mình giải thích lại. Ngay cả những gì ko liên quan tới dự án nhưng liên quan tới kiến thức IT mà mình chưa biết, mình cũng tranh thủ hỏi mọi người luôn để biết. :D.

Khi team có gì đó ko hiểu và cần hỏi khách hàng, mình lại là người viết QA để hỏi khách hàng. Sau đó đến giai đoạn test lại là người viết testcase và test cùng với team. Nên có thể nói đó là giai đoạn và môi trường mình hiểu được rất nhiều từ domain đến kỹ thuật, từ đầu đến cuối của một dự án.

Đó là câu chuyện của mình muốn chia sẻ đến các bạn.  

Người phỏng vấn : Thuật ngữ IT cực kỳ quan trọng, nếu không hiểu thì dù có giỏi JP cỡ nào cũng không thể truyền đạt đúng và đủ được. Vậy nên đó chính là lý do mình mở chuyên mục IT読解 để cho các bạn luyện đọc, nếu trong các bài viết từ nào không hiểu mình luôn sẵn lòng giải đáp.

5.Nhiều bạn muốn theo nghề BrSE nhưng không phải xuất thân từ IT, anh có thể chỉ cho các bạn hướng đi được không ah.

Khó khăn Cách giải quyết
1.   Ko hiểu nhiều thuật ngữ IT Tìm từ điển giải thích về từ trong ngành IT để đọc và hiểu nó
2.   Ko hiểu kiến thức cơ bản về software Bạn nên học một khóa về Busuness Analysis.

Nó giúp bạn hiểu hơn về cách đi từ yêu cầu của khách hàng, đến phân tích để ra được basic design và detail design để develop thành 1 software.

(*) Đây cũng là một trong những kiến thức ko thể thiếu cho BSE hoặc cao hơn nữa là BA.

(Mình đã học course này và sau đó tư duy về phân tích requirement và design của mình đã tốt khá nhiều.)

3.   Ko hiểu về kiến thức cơ bản về software và ngôn ngữ lập trình Đọc sách về các loại ngôn ngữ lập trình.

Đi học thêm các khóa buổi tối

(*) Nhưng ko có nghĩa là bạn cần phải học để code được. Bạn cũng có thể học để biết đọc được code đó đang xử lý gì, chạy ntn cũng được. Vì nếu làm công việc về design như mình hiện tại thì công việc chính phải design để người khác code được chứ ko phải mình tự code.

4.   Khá lúng túng khi xài SQL developer để test Học và tìm hiểu về database nói chung và cách sử dụng SQL developer tool

Người phỏng vấn : các bạn nếu có thắc mắc ngoài những case trên có thể hỏi thêm nhé.

6.Anh thấy môi trường làm việc ở Nhật có khác gì so với khi anh ở Việt Nam không?

Môi trường làm việc ở Nhật chắc chắn khác nhiều so với ở Việt Nam mình. Mặc dù môi trường của GCS là làm việc với khách Nhật nhưng dù sao thì cũng là công ty được quản lý bởi người Việt nên mọi thứ cũng vẫn “thoải mái trong khuôn khổ” và không bị áp lực nhiều.

Còn khi làm việc ở mội trường khách hàng ở Nhật thì bạn cần phải biết nhiều manner trong cách làm việc với người Nhật để làm việc theo đúng cách mà người Nhật vẫn thường làm. Nếu ko sẽ gây khó chịu cho khách hàng và ảnh hưởng tới dự án.

Và khi làm việc trong môi trường siêng năng của người Nhật thì bạn cần có kĩ năng làm việc tốt và là người chịu được áp lực tốt nếu ko rất khó để bạn có thể trụ vững trong 1 thời gian dài.

Anh Thành cùng anh chị em trong công ty mình

7.Việc xuất thân từ dân ngoại ngữ nên base JP của anh đã rất tốt. Anh có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm học JP cũng như những chú ý gì khi nghe nói với khách hàng cho các bạn BrSE mới chập chững vào nghề không ah.

Đối với công việc của một BSE thì khả năng nghe là quan trọng nhất. Vì sao? Vì yêu cầu của khách hàng ko phải lúc nào cũng ghi trong requirement, nó có thể ở dạng non-functional requirement được đề cập trong các meeting. Và nếu bạn ko hiểu hết được yêu cầu của khách hàng dẫn đến là sai hoặc làm thiếu thì rất nguy hiểm cho dự án và cty. Vì vậy bạn cố gắng luyện nghe thật nhiều nhé.

Kinh nghiệm: mình record lại những meeting với khách hàng để về nghe lại nhiều lần sao cho hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng từ ngữ của khách hàng. Bên cạnh đó mình cũng hay nghe file record meeting của các đồng nghiệp khác để nghe được nhiều giọng khách hàng hơn. Ngoài ra, qua những lần nghe như vậy, mình còn học hỏi được cách dùng từ và cách nói/xử lý của các anh chị khác để học hỏi thêm. Và nếu làm tốt bạn sẽ tăng phản xạ nhanh nghe nói đáng kể đó.

Và nếu bạn luyện nghe thường xuyên thì bạn cũng đã quen với những câu nói và cách dùng từ của khách hàng, từ đó bạn nói theo cách của người Nhật, dùng kính ngữ như người Nhật, cách nói của bạn sẽ tự nhiên và dễ hiểu hơn.

Ngoài ra, khi làm về domain nào đó, bạn nên tạo một grossary để note lại những từ chuyên ngành về domain đó để học và sử dụng. Khách hàng sẽ rất thích nếu khi họp hoặc viết document mà bạn xài đúng những thuật ngữ đó. 

Người phỏng vấn : anh quá chịu khó, thiệt sự hiếm người kiên trì như anh, em cũng không phải ngoại lệ kkk. Riêng bản thân thì đây là con đường học JP của mình.

8.Anh chia sẻ 1 kỉ niệm vui và 1 kỉ niệm buồn lúc qua Nhật tới giờ nhé ;).

Mình xin chia sẻ 1 kỉ niệm vui và 1 kỉ niệm khá gian khổ khi ở Nhật.

Kỉ niệm vui và nhớ nhất là đi leo núi Phú Sĩ cùng mọi người trong dự án(12 người). Đó là đi để thực hiện ước mơ từ hồi mới biết nước Nhật và núi Fuji qua TV, đã muốn có 1 ngày sẽ chinh phục nó. Thế là cả bọn leo từ 5h chiều, vừa leo vừa nghỉ, đến 2h sáng lên tới đỉnh núi. Muốn ngủ một chút để ngắm bình minh trên đỉnh núi. Nhưng trời lạnh như cắt khiến cho mọi người run và ko còn cảm nhận được cơ thể mình nữa. Đó là lần đầu tiên mình cảm thấy lạnh đến nỗi có thể chết lúc nào ko biết. Vì cái tội nghĩ trời quá nóng vào mùa hè như vậy thì mang cái áo lạnh thường thường thôi cũng ko sao và cho nhẹ vai. Thế là phải nhận một cái kết đắng như vậy L. May mà cả bọn lay lất được qua 2 tiếng rưỡi đó để ngắm những tia nắng đầu tiên của ánh mặt trời chiếu trên núi Phú Sĩ. Cảm giác như vừa mới từ trong địa ngục bỗng thấy ánh sáng từ thiên đàng, vui và sung sướng làm sao. 😀

 

Kỉ niệm đau khổ và khó quên nhất là mình bị trễ tàu cuối(chỉ khoảng 2s trước khi cánh cửa đóng lại) ở một cái ga hẻo lánh ở Saitama và mình phải ngủ ngoài ga một mình, trong đêm lạnh lẽo với cái áo thun mỏng manh. L. Vì ga đó xa Tokyo và rất hẻo lánh nên ko có các tiệm net xung quanh, và giá taxi đến khách sạn gần nhất cũng 2man nên mình đã quyết định qua đêm ở ga. :D. 5 tiếng trong đêm đó là 1 quãng thời gian dài nhất trong cuộc đời mình và sẽ nhớ hoài nó. Và cũng từ kinh nghiệm đau thương ấy, bây giờ mình đã canh rất kĩ giờ tàu cuối mỗi khi đi làm và đi chơi về để tránh phải lỡ chuyến tàu cuối.

Còn đây là 1 trải nghiệm đáng nhớ khác, lạnh teo …

9.Đối với bạn sinh viên không phải CNTT mới ra trường, hay ra đi làm được 1-2 năm mà không biết gì về code – hoặc code yếu, muốn đi theo hướng BrSE thì nên đi như thế nào ?

Như mình nói bên trên, vì là dân ngoại ngữ nên học lập trình những khóa học ngắn hạn ko giúp ta code giỏi liền được. Phải có thời gian và sự rèn luyện. Nên nếu bạn ko có thời gian và tính chất công việc hàng ngày của bạn ko đòi hỏi phải code thì bạn nên tập trung theo hướng BSE lai BA. Nghĩa là làm công việc giống mình hiện tại. Meeting với khách hàng, nhận requirement, phân tích, viết Basic design, Detail design, viết test case và test. Nghĩa là bạn ko tham gia vào quá trình code. Nhưng khi có vấn đề thì bạn đọc và hiểu code là được. (hoặc ko tự hiểu thì có thể hiểu sau khi kỹ sư giải thích cho bạn và bạn nắm vấn đề để discuss với khách hàng.)

Nếu bạn đi theo hướng giống trên thì bạn cần học những gì mình đề cập trong mục 5. Và quan trọng nhất là khóa khọc Business Analysis.

Khi đã nắm vững được về cách phân tích requirement và làm design, bạn nên đi học thêm 1 khóa về quản lý dự án của PMI. Khóa học này đào tạo để quản lý dự án nhưng đối với một BSE, bạn sẽ hiểu được ở mỗi giai đoạn cần input gì, output gì, dự án nên như thế nào để từ đó bạn chủ động hơn trong cách sắp xếp giữa khách hàng và team để cuối cùng cho ra một bản release chất lượng tốt mà khách hàng và team đều hài lòng.

Hãy là một người BSE chủ động tạo ra giá trị cho khách hàng và team chứ đừng làm 1 chiếc cầu nằm im một chỗ cho ai muốn qua thì bước qua.

Người phỏng vấn : nhưng nếu em khách hàng xinh xắn nào muốn … bước qua thì cũng tuyệt đối không được nằm im.

10.Câu cuối anh nhé! Anh thấy cuộc sống ở Nhật thế nào ah ? và … gái Nhật có xinh như trong phim … anh hay xem không 😀

Mình thấy cuộc sống ở Nhật rất hiện đại và văn minh. Mọi người làm việc và sinh hoạt có sự chuẩn bị rất chu đáo. Đó là tính cách hay của người Nhật mà mình cần học hỏi. Mình cũng thích cách họ dạy con cái và giáo dục của họ. Mọi người đều có một chuẩn mực về ứng xử và họ rất đoàn kết và không ngại ngùng trong các hoạt động tập thể.

Đó là những nét tốt của người Nhật nhưng họ cũng có những cái chúng ta ko nên noi theo như cách làm việc quên ngày tháng, quên gia đình, chỉ biết công việc và công việc. Chúng ta ko lười biếng nhưng cũng đừng đi theo vết xe đổ của bịnh Karoshi (là làm việc tới chết – vấn đề lớn của xã hội JP hiện nay) trong người Nhật.

Còn con gái Nhật thì mình cho rằng về mặt bằng chung là xinh Nhất trong các nước Châu Á mà mình biết. Mình đã đi Hàn Quốc rồi nhưng gái Hàn trong film thì đẹp còn ngoài thực tế thì ko có nhiều người dễ thương như con gái Nhật. :D. Chỗ nào cũng thấy gái xinh :D.

Anh Thành cùng vợ du hí hàn xẻng

Người phỏng vấn : em cũng công nhận là vậy, một phần vì Girl Jav rất điêu luyện trong việc trang điểm, có bài bản từ lúc mới nhú… nhầm mới lớn.

Cám ơn anh rất nhiều về cuộc phỏng vấn này. Các bạn thắc mắc gì thì cứ thoải mái hỏi đi nhé, ko có cơ hội tốt hơn để hỏi đâu.

Nếu thấy hay thì đừng ngại

7 thoughts on “Phỏng vấn anh Thành Nguyễn – BrSE pro xuất thân NonIT

  1. Anh có thể viết một số bài về lập trình nhúng không? or có thể giới thiệu blog nào hay ko vậy anh?
    Em đang muốn tìm hiểu về lập trình nhúng nhưng ko biết bắt đầu từ đâu cả.

    1. https://www.stdio.vn/programs/content/1/lap-trinh-c
      Em vào đây để đọc về căn bản, còn muốn tương tác thì lên diễn đàn “dạy nhậu học” mà hỏi han, trên đó toàn cao thủ. Nhưng trước khi bắt tay thì em tự trả lời câu hỏi : vì sao lại là Nhúng chứ không phải 1 ngôn ngữ khác ?

  2. Chào anh. Em hiện đang làm comtor cho 1 công ty Nhật nhưng công ty ko có nhiều dự án lắm nên em quyết định xin vào 1 công ty khác nhiều việc hơn để được thử thách nhiều hơn. Em có phỏng vấn ở 1 công ty, hoạt động ở dạng LAB. Tuy nhiên vị trí lại không phải comtor mà chuyên về BPO. (Ở đây, bác người Nhật phỏng vấn em và cũng là khách hàng, có trao đổi rằng mong muốn em sẽ làm cả BPO nhập liệu và làm test các thứ cũng như hỗ trợ team, follow công việc của team). Nhưng có lẽ sẽ thiên về nhập liệu. Không biết nếu em làm về BPO thì có bị chệch hướng đi so với mục tiêu làm BSE không anh? Em cảm ơn anh rất nhiều. Rất mong nhận được chỉ bảo từ anh!

    1. Thực ra là chệch nhiều đó em, việc nhập liệu vs Test chỉ là 1 trong nhiều công đoạn mà mỗi BrSE cần nắm, nếu em thấy thu nhập ổn vs môi trường tốt thì cứ apply đi. Biết đâu lại là hướng hay, những j còn thiếu mà trong công việc ko có mình tự học thêm cũng được.

  3. Cám ơn bài chia sẻ hữu ích của anh ạ. Anh cho em xin được hỏi làm BrSE có nhất thiết phải đi công tác ở nhật ko ạ, tại em có gia đình ở vn lại là vợ nữa nên ko muốn xa gia đình lâu.

Comments are closed.

%d bloggers like this: