Mình vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu đến Nhật cách đây hơn 4 năm, đầu tháng 4 lúc mùa hoa anh đào nở rộ. Ngày đó là chuyến onsite lần 1 trong đời. Trước khi sang mặc dù được các anh chị tiền bối dặn dò cặn kẽ, chị admin gửi file chi tiết lộ trình từ sân bay về đến nhà, nhưng vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ – lần đâu ai chả vậy :D. Đến khi đặt chân xuống sân bay thì hàng loạt tình huống khó đỡ xảy ra.
Hành trình tự tìm đường về nhà, bị lạc ở Shinagawa
Từ Narita, mình mua vé bus về Shinagawa chứ không đi bằng tàu điện ngầm. Vì đã seach thông tin từ trước nên việc mua vé, lên xe, xuống xe không có bất trắc gì, chỉ khi xuống mới tá hỏa ra do không liên lạc được với anh tiền bối. Tìm mãi mới thấy box điện thoại thì phát hiện ra nó hem có ăn tiền giấy – chỉ thích ăn đồng xu. Không biết cách đổi tiền đành ngậm ngùi đi loanh quanh tìm anh bạn như mò kim đáy bể. Ngay lúc tuyệt vọng nhất thì ỗng hiện lù lù trước mặt, lúc sau mới bít là anh ấy chạy quanh cả trạm mới gặp đc. May dễ sợ ! Chắc do ăn ở.
Sự cố ngớ ngẩn với chìa khóa nhà
Lúc từ Shinagawa về nhà trọ, mình lấy chìa khóa trong hòm thư ra thì hỡi ôi ! chỉ có 1 chìa khóa, chìa này mở được cổng – nên nghĩ nó chỉ là khóa cổng, vậy chìa khóa vào phòng đâu ? Gần 1 tiếng đồng hồ loanh quanh liên lạc với người phụ trách mà không được (do là ngày nghỉ), đang lúc bối rối vs rảnh quá không bít làm gì đành liều nhét cái chìa khóa cổng vào ổ khóa nhà vặn thử – MỞ ĐƯỢC. Trời đất, lần đầu tiên trong đời thấy 1 chìa mở đc 2 ổ 😀
Có mấy cái oái oăm hơn nhưng ngại quá không kể nữa đâu !!!
Một số lời khuyên dành cho người sắp qua Nhật
Bên dưới là vài thông tin cần biết để tránh … bỡ ngỡ
- Ở nhật không dùng nước mắm, rất ít cửa hàng bán nước mắm. Nếu có nấu đồ gì có mắm thì đóng kín cửa tự ngửi, không là ăn chửi thay cơm. Không chơi kiểu “mình thích thì mình nấu thôi”
- Giá mì tôm tầm 30k/ gói, vị khác với mì tôm ở nhà. Bạn nào sợ không hợp đồ Nhật thì nên mang qua.
- Nên ghi số liên lạc, địa chỉ nhà ra giấy (nếu không thuộc), vì động đất không dự báo được, bị ngắt điện, lưu danh bạ vs địa chỉ trên điện thoại lỡ hết pin là tèo.
- Phân loại rác trước khi đổ : Rác cháy được, không cháy được, plastic, kan-bin. Đổ đúng ngày ghi ở bảng thông báo cạnh khu để rác.
- Không hút thuốc ở những nơi ghi biển cấm – sẽ bị phạt, thèm quá thì vào các khu dành riêng cho khu vực hút thuốc trên đường – trong tòa nhà. Các quán cafe – ăn nhậu cũng chia 2 khu : 禁煙 cấm hút thuốc、喫煙 cho phép
- Đi thang máy thì nhớ xếp hàng, vào ra lần lượt, nếu đứng ở chỗ có nút bấm thì nhớ giữ cửa cho người khác ra – vào. Không nên dùng thang máy di chuyển < 2 tầng (tầng 1 lên tầng 3 thì người Nhật toàn đi thang bộ, 1 lên 4 + mới đi thang máy)
- Đi thang cuốn nhớ đứng bên trái – đi bên phải (kanto) và ngược lại nếu ở vùng kansai.
- Combini mở cửa 24h, mua lúc nào cũng được. Còn siêu thị hay khu mua sắm thì thường từ 9h sáng đến 10h đêm.
- Có thể in tài liệu, ảnh, thanh toán hóa đơn mua hàng – điện nước hay kể cả phiếu đăng ký thi JLPT ở combini (hầu hết combini đều có máy in-photo)
- Bên nhật đi bên trái – nếu lái xe, còn đi bộ thì trái phải gì cũng được. Đi xe đạp đi chung đường với người đi bộ.
- Đăng ký sim + điện thoại dài hạn chỉ dành cho người có visa dài hạn, thời hạn > 2 năm. Những người có visa ngắn nếu muốn dùng để có số liên lạc thì có 2 cách : Thuê ngoài sân bay hoặc mua Prepaid Sim – sim trả trước ở cửa hàng điện thoại của hãng (mua card nộp tiền ở combini). Softbank có bán kèm cả máy vs sim khoảng 5 sen (nếu có khuyến mãi, còn không KM thì 1man5)
- Tra tàu điện thì vào trang transit.loco.yahoo.co.jp
- Thất lạc đồ thì đọc bài này
Đối với nhân viên qua onsite khách hàng thì cần chuẩn bị những thứ bắt buộc sau
- Phải in toàn bộ hướng dẫn lộ trình sân bay – nhà – chỗ làm ra giấy. Google map kỹ đường từ trạm tàu/ bus về nhà + nhà lên chỗ làm.
- Áo lót trắng, người nhật mặc sơ mi lúc nào cũng mang áo lót trắng.
- Áo trắng, nếu áo sọc thì màu sáng.
- Áo ves + cà vạt
- Tất tối màu + giày đen đế mềm (tránh phát tiếng động khi đi lại)
- Quần tây tối màu, nếu may ves thì nên may thêm vài cái quần cùng màu. Con gái thì váy or quần đều được. Trai thì ko nên mặc váy. kỳ kỳ 😀
- Quà tặng khách hàng : bánh kẹo, cafe hoặc cái gì đó .. ăn được. Tránh những món đắt tiền vì họ sẽ ngại nhận. Nếu chưa quen ai thì nên tặng hộp bánh cho người cao nhất (chức vụ) để bác ấy chia cho mọi người (nhớ nói bác ấy chia kẻo tưởng tặng riêng lại mang về mất 😀 )
- Không nên mang bất cứ thiết bị công nghệ nào như máy tính, camera, usb (smart phone thì OK) vào cty khách hàng.
Còn gì nữa không ta ? bạn nào thắc mắc gì cứ hỏi bên dưới nhé. Mình chỉ nhớ được có vậy.
- À quên, nên chuẩn bị 1 cái cặp đi làm. Loại tối màu. Mình thấy nhiều bạn mang ba lô hay mấy cái túi xách đi chơi mang đi làm nó sao sao. Nhìn là thấy khác biệt, toàn thích làm người nổi tiếng.
Chúc các bạn may mắn và sớm gặp … thần tượng.
PS: mình đã gặp và chụp hình vs Maria O*** tại công viên 代々木 (Yoyogi) mùa hoa anh đào 2013 :D. Ngại quá nên không up hình lên đây được – sợ làm hỏng tâm hồn trong trắng của bạn đọc.
Anh có kinh nghiệm nào có thể kiếm được tiền từ khi còn là sinh viên không ạ, em rất mong có được sự chỉ dạy của tiền bối
Anh ngày xưa toàn đi dạy thêm vs phục vụ nhà hàng tiệc cưới, bốc vác hàng … nói chung ai thuê j làm đó.
Thích quá nhỉ, em cũng mong muốn được 1 lần đến ngắm núi phú sĩ, chi phí để đi du lịch Nhật nằm trong khoảng bao nhiêu vậy anh
Vé máy bay khứ hồi tầm 7-15 triệu (nếu săn trc thì rẻ).
Đi lại : tầm 5 triệu. Đi từ sân bay thì dùng tàu keisei rẻ dc 1/2 (tầm 400k) còn shinkansen tầm 800k.
Đi chơi thì mua vé one day tiket của JR đi tẹt ga 5 ngày cỡ 1 triệu.
Ăn uống ngủ nghỉ nếu có bạn or người quen đón thì đỡ được khoản này, ko thì tốn thêm 10tr nữa.
Tổng 1 tuần cho du lịch tầm 20 ~ 40 triệu. Em nên tìm đọc các blog về du lịch Nhật sẽ biết chi tiết hơn.
Ngoài ra xin visa kiểu du lịch thì khá khó, nhưng có bạn bè người thân bảo lãnh thì 1 tuần là xong.
em chuẩn bị đi mong a chỉ giáo thêm
Chúc mừng e, cần a giúp gì cứ nhắn Skype or mail trong mục AboutMe, hoặc chat qua FBpage