Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

2 năm từ Dev lên BrSE – Giấc mơ trong tầm tay

Một số anh chị sẽ cười nhẹ với cái tựa mang chữ “Giấc mơ”. BrSE thì có là cái gì đâu mà mơ ? đúng thật là nó không là gì với những người đang có mức thu nhập cao ở Việt Nam với Role PM trở lên, hoặc cũng đúng với những anh chị đang làm việc tại Nhật. Có thể các anh có tố chất về kỹ thuật + ngoại ngữ nên việc code cứng + N2 thậm chí N1 không phải vấn đề lớn. Nhưng có rất nhiều bạn trẻ mà mình quen, mang trong mình 1 khát khao cháy bỏng 1 ngày nào đó được qua Nhật làm việc lâu dài, đón gia đình qua, tương lai định cư lâu dài với 1 mức lương đủ để có cuộc sống thoải mái, không phải lo nghĩ cơm áo. Nhưng rồi sao ! các bạn vẫn chật vật tìm hướng đi, băn khoăn không biết nên làm gì, nên học gì, tiếng Nhật hay tiếng Anh, ngôn ngữ hay kỹ năng… để rồi thời gian dần qua nhưng chưa có gì trong tay cả. Sau đây mình xin mạn phép được mô tả lại con đường mà đã rất nhiều người đi qua và thực sự là họ đã vượt qua được trong đó có cả bản thân :

Xác định thời gian ->  tìm hướng đi -> tập trung cao độ -> giữ lửa nhiệt huyết -> DONE

DevToBrSE_Tigernguyenblog

Thời Gian

2 năm ! sao mà lâu dữ vậy ? Nếu như bạn nào cho là lâu và phí thời gian, không chấp nhận đánh cược thì thôi, bỏ đi ! đừng đọc tiếp. Cuộc đời hay sự nghiệp là những chuỗi dài đánh đổi, các bạn muốn có được 1 cái gì đó thì đầu tiên phải chịu mất đi thứ khác. Đầu tiên đó là 2 năm tuổi trẻ, nếu tính từ khi ra trường hoặc đã làm vài năm với 2x đến mốc ổn định sự nghiệp là 4x tuổi thì con số 2 nó nhỏ xíu = 1/10, rất đáng để thử. Nếu không thành thì mình vẫn còn xx năm còn lại để thử cái khác đúng không ? Nghĩ xa hơn, ví dụ hiện bạn đang 26 tuổi, kinh nghiệm làm việc 3 năm, học JP thêm 2 năm nữa là đến năm 28 tuổi sẽ có trong tay :

  • Kỹ năng sống (tự nấu cơm, rửa bát quét nhà …)
  • Kỹ năng mềm : làm việc, tiếp xúc với dự án với đồng nghiệp từng ấy năm đủ để có được kha khá vốn sống
  • Kỹ thuật – qui trình phần mềm
  • Kinh nghiệm làm việc 5 năm
  • Mối quan hệ
Không thành công thì cũng thành ... công nhân

Vậy cái còn thiếu chỉ có mỗi tiếng Nhật thôi, nhấc chân lên 1 cái 2 năm sau đã làm BrSE lương 2000 USD +  rồi. Mình nhấn mạnh thêm 1 lần nữa 2 năm nó qua rất nhanh, rất đáng để đặt quyết tâm.

Tìm hướng đi

Cách 1 : Nếu bạn may mắn ở trong 1 công ty có chính sách “khuyến học”, tức là tạo điều kiện về thời gian cũng như ưu đãi các khoá học  Free – chí ít thì được hỗ trợ học phí, thì nhanh tay vớt luôn, không suy nghĩ.

Cách 2 : Nếu đang làm Freelancer hoặc công ty nhỏ không có các chính sách như trên thì 1 là tự mình đi học ngoài trung tâm, tự trả học phí, hoặc chơi lầy luôn là out ra và xin 1 công ty mới có chính sách tốt hơn cho hướng đi của bản thân. Mình có biết hiện tại rất nhiều Cty Việt vs Cty Liên doanh Nhật – Việt có chính sách tốt.

Độ tập trung

Phải tập trung cao độ vào việc học JP, bỏ ngoài tai tất cả mọi lời mời mọc, rủ rê, muốn được thì phải làm khác đi, kiếm mấy bạn ham học mà mần quen để tạo động lực, cáo lỗi với tụi bạn thân – hẹn 2 năm sau ông mày mời bia cả đám :D. Ngoài mấy cám dỗ thường nhật ra thì có 1 cái khác nó làm loãng độ tập trung mạnh hơn đó là dạo này hay rộ lên đề tài nóng : khởi nghiệp. Nghe nó quen đến nhàm. Làm nhân viên trong 1 tập thể thì đã sao chứ, mang ngoại tệ về xây dựng quê hương cũng cao cả chứ đâu thua kém. Mình sẽ nói đến cái này ở dịp khác, tạm gác lại. Ý mình nêu ra ở đây để nhắc nhở các bạn rằng : Nếu muốn làm gì thì hãy làm luôn, và phải thật tập trung, chú trọng 1 cái thôi, đừng có đứng núi này trong núi nọ, đừng vì bạn bè lập công ty, mở nhà hàng – mở shop quần áo – quán cafe ăn nên làm ra mà nóng ruột, kệ họ đi, mình có mục đích khác, qua JP học hỏi chục năm rồi về mần chủ sau cũng đâu có muộn. Như ông già KFC, 6 chục tuổi khởi nghiệp thì đã sao.

 Giữ lửa nhiệt huyết

2 năm thì ko dài, nhưng nó đủ để đập tan ý chí của mấy đứa lười nhác. Mình thì cũng lười nên nói vậy giống tự vả vào mặt 😀 Vậy nên cần phải có cách trị cái lười và giữ cho mình nhiệt huyết để đi hết đoạn đường ngắn này.

Cách 1 : Vứt mình vào thế không học không được, ví dụ như đăng ký 1 khoá với điều kiện ràng buộc phá vỡ bị phạt chẳng hạn.

Cách 2 : Nếu không có 1 khoá nào kiểu vậy thì cần làm thoả mãn bản thân từng chút, kiểu nhỏ giọt. Ví dụ mấy tay nghiện Game thì đặt mục tiêu : phải học 100 từ vựng thuộc làu làu mới đc làm 1 ván chẳng hạn, hay là mê nhậu – mê bóng (bóng đá chứ ko phải .. bóng..) thì bình thường 1 tuần 3 trận thì giảm lại 1, tức là đừng làm cho bản thân quá sock, dễ nản và dễ bỏ. Phải rèn từ từ. Còn mê gái thì … cái này mình hem có kinh nghiệm nên đành chịu 🙁

Ngoài ra có 1 điều mà các bạn cần phải chú ý đến khi nản chí : hãy so sánh với những người thấp hơn mình, dù mình chưa vươn đến tầm umai (JP trôi chảy) thì chí ít cũng hơn được mấy đứa ko học gì, nếu mấy em ở trong Clip anh em hay xem (?) có bước ra đời thật thì cũng bập bõm đối đáp được đôi câu (câu j thì các bạn học đi rồi biết 😉 )

Jav-dienvien
お兄さん!お願いいいい

Kết

Tương lai của ai người ấy tự quyết, nếu không tự quyết được thì điều đầu tiên là phải đấu tranh giành quyền tự quyết, sau đó theo đường trên mà đi ắt sẽ đến nơi, có khi sớm hơn dự kiến nếu quyết tâm cao.

5/5 - (7 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại

17 thoughts on “2 năm từ Dev lên BrSE – Giấc mơ trong tầm tay

  1. Chào bạn. Mình rất quan tâm đến chương trình đào tạo BrSE của fpt. Nhưng mình có một băn khoăn, là giả sử mình hoàn thành khóa học, được N2, có kỹ năng IT (tốt hay dở thì mình không tự đánh giá được), và mình muốn làm dev, hay kỹ thuật đơn thuần có được không. Nghĩa là chỉ làm dev chứ không làm BrSE có được không?

    1. Cái đó là đương nhiên rồi bạn, ko ai ép dc mình phải làm gì. Nhưng làm dev ở Việt Nam site offshore thì dễ, nhưng làm dev tức là thuần SE cho các khách hàng Nhật tại Nhật thì khó. Và lương bổng nó cũng tỷ lệ thuận vs độ khó. Muốn làm dev bạn có 3 lựa chọn : dev offshore -lương thấp, dev của cty bạn làm cho Khách Nhật – lương 20-35, dev cho Hitachi-Sony-Rakkuten 40man trở lên.

  2. Chào anh. Em cũng có mơ ước trở thành BrSE em có vài thắc mắc muốn hỏi ý kiến anh ạ.
    Hiện em đã học tiếng nhật được gần 1 năm, làm Dev cho công ty trong nước chủ yếu dùng .NET. Hiện tại em đang muốn chuyển sang công ty Nhật Bản tại Hà Nôi nhưng em thấy các công ty Nhật chủ yếu tuyển dụng JAVA hay PHP ít thấy tuyển dụng .NET vậy anh cho em hỏi qua các dự án anh đã thực hiện thì công nghệ hay được sử dụng ạ? Cảm ơn anh vì nhứng chia sẻ bổ ích!

    1. Hi em, nhu cầu về java hay php thì chỗ nào cũng cao. C# ít hơn nhưng không phải không có, anh nghĩ trước mắt em nên làm đẹp CV bằng cách xin làm các project cho đa dạng ngôn ngữ, nếu mà ko dc thì e cứ tập trung cho giỏi C#, lấy N2 xong rồi chắc chắn sẽ tìm dc vị trí phù hợp. Về nhu cầu thị trường thì em không nên hỏi từng cá nhân mà search trên mấy trang tìm việc sẽ khách quan hơn.

      1. Có những chia sẻ của anh em thấy con đường mình đi sáng hơn cứ không còn mò mẫm phân phân nhiều như trước nữa. Cảm ơn anh! Chúc anh nhiều sức khỏe và thành công trong công việc

  3. Chào anh. vô tình từ blog toidicodedao biết được blog anh. đúng ngay con đường mà em đã dấn thân vào. em đã đi làm cho cty Nhật được hơn 3 năm, đi onsite Nhật khoảng 1,5năm. làm về mảng BI(nhưng cũng mông lung lắm) sau khi về nước nhảy công ty muốn làm ở vị trí Brse nhưng vì thiếu kn code(mặc dù không phải là không code được) nên vẫn không tìm được một vị trí Brse. hix. anh có lời khuyên nào cho em không. cám ơn anh

    1. Em cho a biết tình hình hiện tại : JP, kỹ năng code, tiếng anh …

      1. tiếng Nhật e trình độ tương đương N2. tiếng anh thì kết hợp GG tranplate cũng đọc tài liệu được. code thì chỉ có kn code từ thời sinh viên. chứ ra trường em không làm về mảng code( em làm về mảng BI, report và database là chính). chính vì thiếu kn code nên khó kiếm việc là vậy.

      2. Nếu em yêu thích việc lập trình thì ráng chọn 1 ngôn ngữ phổ biến mà học, xong xin làm dự án về ngôn ngữ đó, code cho cứng tay rồi mình sẽ có cơ hội. Hoặc e đi theo mảng BrSE BA, tức là chuyên phân tích nghiệp vụ – cái này có vẻ phù hợp với hoàn cảnh e hiện tại. Thường trong những dự án lớn cần nhiều BrSE, các bạn code cứng sẽ phụ trách kỹ thuật, còn khâu làm tài liệu phân tích nghiệp vụ thì do BA biết tiếng Nhật phụ trách (BrSE BA). Nếu chọn đường này em nên xin làm 1 vài dự án cần BA, rồi trau dồi thêm các kỹ năng của 1 BA cần có, học thêm cách đọc – cách viết – cách phân tích tài liệu bussiness – requirement. Hướng thứ 3 – cái này e phải tự nghĩ, a chưa nghĩ ra.

Comments are closed.

%d bloggers like this: