Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

[IT読解] Bài 8 : Triển vọng của nghề kỹ sư cầu nối – BrSE

Đây là bài viết hay với phân tích khá chuẩn xác về triển vọng nghề BrSE. Nó nằm trên trang chuyên về tuyển dụng trao đổi BrSE, tất nhiên sẽ có nhiều ý tốt và hạn chế những mặt tối. Trước mắt chúng ta cùng đọc và xem thử mặt phải của nghề là gì, còn mặt trái mình sẽ dành ở 1 bài khác. Khi đọc các bạn hãy để ý cách hành văn của người Nhật, đưa ra câu hỏi mở đề cho người đọc suy nghĩ, bắt đầu phân tích rồi mới đến cảm nhận – đánh giá của tác giả.

オフショアが厳しいとの声は、今に始まったことではありません。一般的にオフショア開発は経済格差を利用したビジネスモデルです。成長著しい国でオフショアをしているのであれば、人件費の高騰で年々厳しくなるのは当然ですよね。大まかにブリッジSEの将来について気になることを箇条書きにしてみました。

  • これだけ中国やASEAN諸国が発展した今、海外で開発するメリットってあるの?
  • ブリッジSEに将来はあるのか?
  • 管理コストやクオリティを考えると日本の田舎で開発した方が得なんじゃないの?
  • 企業はわざわざ海外に発注するリスクを取らず国内志向に変わるのではないか?
  • いまからブリッジSEになるのはリスキーなんじゃないだろうか?

#当記事はオフショア開発をはじめたい企業向けではなく、ブリッジSEになりたい方に向けて書いています。

Việc sử dụng Offshore có nhiều khó khăn là câu chuyện xưa nay chứ không phải giờ mới nói.  Nó là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả thị trường. Nếu làm offshore ở các nước có tốc độ tăng trưởng nóng thì khó khăn do chi phí nhân lực tăng cao năm này qua năm khác là điểu hiển nhiên. Chúng ta hãy thử liệt kê ra các vấn đề được quan tâm về tương lai của ngành kỹ sư cầu nối.

  • Hiện tại thì Trung Quốc và các nước Asean đã rất phát triển thì có lợi ích gì trong việc outsource ở nước ngoài không?
  • Tương lai ngành kỹ sư cầu nối sẽ thế nào?
  • Chi phí quản lý và chất lượng nếu phát triển ở các vùng ngoại ô của Nhật bản thì có lợi ích gì không ?
  • Phải chăng các doanh nghiệp chuyển sang hướng phát triển trong nước để tránh rủi ro phát sinh ở nước ngoài
  • Trong tương lai nghề Kỹ sư cầu nối có những rủi ro gì không?

Trong bài báo này không hướng đến các doanh nghiệp muốn phát triển ở offshore mà chỉ dành cho những ai muốn trở thành Kỹ sư cầu nối.

発展途上国の成長 – Sự trỗi dậy của các nước đang phát triển

東南アジアとはじめとする発展途上国は急速に発展しています。ほんの数年でガラリと変わってしまう都市をみるだけで、年々賃金格差が埋まっていることがよく分かります。

成長著しい国を知ると、ブリッジSEを目指しても大丈夫なのか、と心配になりますよね。

Các nước đông nam á mà cụ thể là các nước đang phát triển đang đi lên với tốc độ rất nhanh. Nhìn các thành phố đang thay da đổi thịt trong mấy năm gần đây, chúng ta có thể thấy rõ khoảng cách tiền lương được thu hẹp dần năm này qua năm khác . Vậy khi hiểu được tình hình của các nước đang tăng trưởng nóng với mức sống cũng như thu nhập đang cao dần lên như vậy, ắt hẳn các bạn cũng đang rất băn khoăn liệu có nên theo nghề BrSE hay không đúng không nhỉ 😀

発展途上国のITエンジニアの給与が上昇しやすいワケ – Lí do thu nhập của những IT Engineer ở những nước đang phát triển dễ tăng lên

ITの仕事に国境はありません。例えば、世界のphpプログラマは同じ土俵にいます。もちろん国により人気のフレームワークや言語がありますが、ほぼ同じ仕事をしています。

労働ビザや許可証の問題はさて置き、コミュニケーションツールとしての言葉の問題さえクリアしてしまえば、どの国でも仕事ができるのがITエンジニアのメリットです。仕事を依頼する立場からみるとよくわかるのですが、ITほど発展途上国に振りやすい仕事は他にありません。これは日本で働くエンジニアの給与が上がらない理由でもあります。日本語が話せるという価値以上に違いがあればよいのですが・・・ブリッジSEの話に戻しましょう。

オフショア開発が広がっていくなかで避けて通ることができない問題があります。

発展途上国にいるデキるエンジニアの奪い合いと賃金の上昇。発展途上国のITエンジニアの需要は高まるばかりです。東南アジアやインドでオフショア開発をしている経営者から悲痛な叫びが聞こえてきます。

Công việc IT thì không có biên giới. Ví dụ như, ngôn ngữ php thì nó đang ở cùng 1 cộng đồng trên toàn cầu. Tất nhiên là tùy vào từng quốc gia mà ngôn ngữ và framework được ưa chuộng khác nhau. Nhưng phần lớn là làm công việc giống nhau. Tạm thời không nhắc tới giấy phép và visa lao động, nếu giải quyết được vấn đề ngôn ngữ trong giao tiếp, thì rõ ràng ưu điểm của IT Engineer là có thể làm việc được ở bất kỳ quốc gia nào.

Nhìn từ góc độ của các doanh nghiệp chuyên khoán ngoài sẽ hiểu rất rõ, ở những quốc gia đang phát triển thì hiếm nghành nghề nào outsource lại dễ dàng như IT . Đó cũng là lý do mà thu nhập của những IT Engineer làm việc ở nhật không tăng. Nếu như có lợi thế khác ngoài việc có thể nói tiếng Nhật ra thì tốt biết mấy, à mà thôi … Quay lại câu chuyện về BrSE.

Những vấn đề không thể bỏ qua khi mở rộng phát triển offshore :

  • Việc tuyển dụng những kỹ sư có kỹ năng từ các nước đang phát triển và việc tăng lương.
  • Nhu cầu về kỹ sư IT ở các nước đang phát triển ngày càng tăng cao.
  • Sự than phiền từ những nhà đầu tư phát triển đội offshore tại Ấn độ và Đông nam á về vấn đề mất nguồn nhân lực.

発展途上国に仕事を依頼するのは日本だけではありません。欧米の企業もこぞって東南アジアに進出しています。できるエンジニアはひっぱりダコです。数年で給与が倍になるようなケースも珍しくありません。かつて私の部下として仕事をしていたスタッフは5年で4倍も給与が上がっています。夢がある世界ですね。

Những nước thuê outsource thì không chỉ có Nhật Bản. Các doanh nghiệp ở Âu Mĩ cũng đang dần tiến vào thị trường đông nam á. Engineer có năng lực thì luôn được săn đón. Và trong vài năm trường hợp mức lương tăng lên mức gấp bội cũng không còn là hiếm. Như nhân viên cấp dưới của tôi thì trong 5 năm lương đã tăng gấp 4 lần. IT đúng là nghề trong mơ ^^! (TigerNguyen : I don’t think so 😀 )

物価が上昇してしまったら – Nếu vật giá tăng.

経営者としてみるとオフショア拠点の賃金上昇は死を意味します。より付加価値の高いサービスが提供できるのであれば生き残っていけます。しかし、デキるエンジニアほど好待遇を求めて転職してしまうことから、サービスの品質を維持するのがやっとです。

オフショア拠点の賃金が上昇してしまった場合は、賃金の安い地方都市にオフィス移転したり、さらに単価の安い国を求めて移転します。

  • 地方都市への展開
  • さらに物価の安い国へ

Dưới cái nhìn của 1 nhà kinh doanh thì việc tăng giá offshore đồng nghĩa với cái chết. Bạn chỉ có thể tồn tại nếu cung cấp được những dịch vụ chất lượng cao mang lại doanh thu lớn hơn so với vốn bỏ ra. Tuy nhiên, vì các kỹ sư làm được việc thì họ cũng muốn tìm kiếm và chuyển đến những nơi có đãi ngộ tốt, nên việc duy trì chất lượng dịch vụ vẫn là vấn đề lớn. Nhưng nếu offshore đòi tăng giá thì có thể những người thuê outsource sẽ chuyển việc đến những thành phố địa phương có mức lương rẻ hơn, thậm chí là đưa đến các quốc gia có mức sống thấp hơn. Có 2 lựa chọn :

  • Triển khai đến thành phố địa phương.
  • Di chuyển đến những quốc gia có vật giá rẻ hơn.

ブリッジSEの今後について – Tương lai của nghề BrSE

日本にITがなくならないかぎり安い人件費を求めて海外の開発拠点は移り変わっていくでしょう。製造業と同じです。ただ製造業より拠点を作るのに資金が必要というわけではありません。オフィスと回線さえあればできるのがオフショアです。今後、より多くの企業が海外を目指すのは間違いありません。

まとめ:ブリッジSEは製造業と同じように経済格差があるかぎりなくならない仕事です。

ブリッジSEの求人は一般公開されないことが多いのはご存知でしょうか。求人は一般的な求職サイトで探すのではなくエージェントを利用するべきです。海外のITに強い人材紹介会社をリストアップしてありますので参考にして下さい。

Nếu ngành IT ở nhật không ngỏm thì có lẽ sẽ dần dần chuyển sang phát triển đội offshore ở nước ngoài – nơi có nhân lực giá rẻ. Giống như những ngành chế tạo. Tuy nhiên vốn đầu tư để xây dựng đội offshore thì không đòi hỏi nhiều như những ngành chế tạo. Offshore chỉ cần một văn phòng và mạng Internet. Trong tương lai, không còn nghi ngờ gì nữa, các công ty sẽ hướng đến việc phát triển ở ngoài nước.

Tóm lại: Như những ngành sản xuất, BrSE cũng là 1 ngành sẽ vẫn tồn tại nếu khoảng cách phát triển kinh tế vẫn còn.

Bạn có biết là thông tin tuyển dụng ngành BrSE thì phần lớn là không được công khai ? Nên sử dụng những công ty môi giới chứ không tìm kiếm trên các trang tuyển dụng thông thường (TigerNguyen : Đoạn này PR cho công ty của họ thôi, anh em cứ kết hợp nhiều kênh cho chắc, không nên tin tuyệt đối vào cái gì) . Tôi cũng đã list ra danh sách những công ty giới thiệu nhân lực mạnh về ngành IT ở nước ngoài. Hãy tham khảo nhé.

Link : http://bridge-se-navi.com/future/

3/5 - (4 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại

2 thoughts on “[IT読解] Bài 8 : Triển vọng của nghề kỹ sư cầu nối – BrSE

Comments are closed.