Site icon Ký sự BrSE

Những kỹ năng cần có của 1 BrSE

Cứng và mềm

Nếu bạn đang đọc bài viết này thì chứng tỏ bạn rất quan tâm đến nghề và nghiêm túc trong con đường phát triển bản thân.

OK vậy tốt rồi ! tiếp theo đây mình xin chia sẻ 1 vài kỹ năng cần thiết mà 1 BrSE cần có, nếu bạn đang có thì hãy cố gắng trau dồi, còn nếu chưa … cũng đừng lo, cứ học từ từ sẽ được. Cách đây 5 năm mình cũng ngáo ngơ lắm cứ nhắm mắt làm chứ chả có định hướng gì, h đỡ hơn tí .. hihi. Vậy nên muốn viết ra cụ thể để các bạn xác định trước, sẽ đi đến đích nhanh hơn.

Có 3 kỹ năng chính cần thiết : cứng, mềm và ngoại ngữ.

Kỹ Năng Cứng – Hard Skill

Khi làm việc với khách hàng, tùy dự án sẽ cần có những nền tảng kỹ thuật khác nhau. Với nghề này các bạn đôi khi không được quyền lựa chọn.

Khách hàng chọn bạn chứ không phải bạn chọn khách hàng

Vậy nên hãy đầu tư cho mình kiến thức rộng về kỹ thuật (ngôn ngữ, framework …), kỹ năng design (basic design, detail design) và khả năng tự học. Vì sao cần có khả năng tự học ? đơn giản thôi, bạn phải nắm bắt thật nhanh hệ thống làm về ngôn ngữ gì, framework gì để lập ra các đối sách cũng như làm việc được ngay, không ai chờ đợi 1 vài tháng để mình học xong mới áp dụng.

1.Kỹ năng design – basic design và detail design

Design Process

Đối với khách hàng Nhật, tài liệu là thứ quan trọng nhất trong dự án. Nếu các bạn đã từng làm dự án với các bác Nhật thì cũng từng trải qua việc nhai tài liệu hàng chục đến hàng sheet excel như nhai cơm trắng trước khi code. Vậy nên trong quá trình này hãy để ý đến cách làm tài liệu, rút ra những ưu nhược điểm đúc kết thành kinh nghiệm để sau này viết ra cái đống ấy.

BASIC DESIGN (hoặc system design)

Hầu hết các dự án đều phải có basic design viết ra với đầu vào tài liệu đặc tả nghiệp vụ, basic design sẽ là tiền đề để tạo Detail Design sau này.

Với những dự án winform hay web ngoài mô tả chức năng xử lý thì cần phải có Prototype. Với những dự án không phải web thì prototype được tạo bằng excel (thông thường) hoặc 1 số tool chuyên dụng – đôi khi code luôn app mô tả thao tác (hardcode), còn dự án web thì ngoài exel để mô tả flow xử lý còn cần có html prototype. Vậy nên các bạn cần chuẩn bị những thứ sau :

Basic design tốt là mô tả đầy đủ - dễ hiểu các chức năng của hệ thống

DETAIL DESIGN

Với đầu vào là basic design, detail design được tạo ra sao cho – Nhìn vào là code được. Vậy nên cần phải trang bị cho mình những kiến thức về design pattern, ngôn ngữ – framework, cấu trúc dữ liệu. Về design pattern, nếu có thời gian tìm hiểu thì quá tốt còn nếu không thì sao ? hãy nắm vững nguyên lý SOLID để cho thiết kế hoàn hảo kẻo mấy anh em cu đơ chửi cho nát mặt “thằng nào design ngu vcd !!!”.

Ngoài ra, vì trong quá trình làm sẽ xảy ra việc làm nhiều cái tương tự nhau, ví dụ như mô tả Item screen – mapping item database. Vậy nên để tăng năng suất thì hãy tự tạo các tool gen tài liệu, mình thấy dùng macro excel là dễ và nhanh nhất – quan trọng là hiệu quả chứ không cần cầu kỳ đâu. Khách hàng sẽ nhìn bạn với con mắt “thán phục” nếu như bạn có 1 vài cái tool apply cho dự án 🙂

Tóm cái váy lại những gì cần :

Detail design tốt là mô tả đầy đủ - tối ưu - dễ hiểu, nhìn vào code được ngay

2.Kỹ thuật – công nghệ

Tùy dự án sẽ áp dụng ngôn ngữ – framework khác nhau. Vậy nên hãy nắm THẬT CHẮC 1 ngôn ngữ và 1 framework, và nắm TỔNG QUAN 1 vài ngôn ngữ – framework phổ biến, để khi cần có thể rút ngắn thời gian đào sâu nghiên cứu.

Những ngôn ngữ – framework phổ biến (khách hàng Nhật)

Vì hiện tại có rất nhiều page khác viết về mảng công nghệ kỹ rồi nên mình không nói thêm ở đây nữa.

Kỹ năng mềm

75% thành công được quyết định bởi kỹ năng mềm

Vì sao cần ? thực ra dù làm vị trí nào thì kỹ năng mềm đều cần thiết cả, nhưng với nghề này thì cực kỳ quan trọng vì các bạn phải thường xuyên tiếp khách (tiếp xúc khách hàng – chứ ko phải bán thân :D) cũng như liên lạc thường xuyên với manager để báo cáo, PM để trao đổi tình hình dự án, Dev – giải thích nghiệp vụ, Tester – để bênh dev … giỡn chứ để đàm đạo lúc nghiệm thu sản phẩm. Đôi khi còn nhâm nhi vs cả QA hay BA nữa, nói chung là “quan hệ rộng” (rộng chứ không phải bừa bãi đâu nhé).

Hãy hòa nhã mới mọi người, cương nhu phối hợp nhịp nhàng

Cụ thể là gì ? Có hàng tá kỹ năng mềm các bạn có thể tìm thấy trong sách hay trên internet, ở đây mình chỉ liệt kê những cái thiết thực nhất đúc kết qua kinh nghiệm.

Nghe khách hàng, nghe phía nhà mình, là việc hằng ngày gặp phải. Nhưng nếu không LẮNG thì không NGHE được 1 cách đầy đủ và thấu hiểu. Nhớ nhé : lắng rồi mới nghe. Người Nhật đa số rất ghét kiểu đang nói mà bị chen ngang, hoặc là nói mà bị lơ.

Nói đúng hơn là cách trình bày vấn đề, nếu tiếng nhật không đủ lưu loát thì hãy viết ra những gì muốn nói theo trình tự. Có thể chọn 1 trong 2 cách trình bày :

cách 1 : Nêu bối cảnh hay tiền đề rồi sau đó đến điều cần nói.

cách 2 : Nói cái cần nói trước rồi sau đó là phần giải thích thêm.

Cách nào cũng được chỉ cần mạch lạc.

Chủ động, chủ động và chủ động. Tự lên kế hoạch công việc, báo cáo 2 bên định kỳ tình hình cho dù không được yêu cầu. Ngoài ra hãy ghi To-do list vào mỗi buổi sáng, và check lại vào cuối ngày xem đã hoàn thành đến đâu.

Mọi việc không phải khi nào cũng suôn sẻ, việc trễ deadline hay gặp khách hàng thay đổi requirement xoành xoạch cũng không hiếm. Vậy nên trong những trường hợp này nếu không có cách nào tốt thì hãy chọn cách đỡ xấu nhất. Năm ngoái mình đã gặp trường hợp dự án trễ liên tục vì design quá tệ hại, cũng may khách hàng hiểu vấn đề từ đầu (design họ làm mà) nên mình báo cáo hằng ngày cho họ biết chi tiết từng module bị trễ và số thời gian để hoàn thành, ban đầu  thì khá căng thẳng nhưng cuối cùng cũng xong xuôi – phù phù. Viết đến đây thấy áy náy, nước mắt rưng rưng chảy dài trên gương mặt đập chai … nhớ lại hồi đấy để keep deadline mà bắt anh em trong team OT vs ON thấy bà nội luôn … tội lỗi ! tội lỗi.

NGOẠI NGỮ

Ngoại ngữ là quan trọng nhất với BrSE

Thực ra ngoại ngữ thuộc kỹ năng cứng nhưng mình tách ra thế này để nhằm mục đích nhấn mạnh. Dù bạn ở đâu, đang làm gì, bao nhiêu tuổi … không quan trọng bằng việc bạn có thực sự quyết tâm để hiểu được mấy em gái nhật nói gì, nhầm ! mấy bác khách hàng Nhật nói gì.

9 tháng từ Zero lên N2 ? tại sao lại không ? đã rất nhiều người làm được, nếu bạn không tin thì có thể hỏi bất kỳ 1 nhân viên công ty Fsoft là sẽ biết thực hư. trong 9 tháng này mọi người được học mỗi ngày 10 tiếng, vậy nên nếu học 1 ngày 3- 4 tiếng thì khoảng 2 năm là lên được N2 rồi.

5 phút dành cho quảng cáo :

Hiện tại công ty cũ Fsoft của mình có tuyển sinh kỹ sư cầu nối với chương trình 10K BrSE. Nếu các bạn quan tâm thì có thể đi theo hướng này cũng tốt. Chi phí hơi tốn kém chút nhưng đổi lại tiếng Nhật sẽ lên rất nhanh do được đào tạo bài bản ngay tại Nhật. Nếu muốn sau khi học xong làm được BrSE ngay thì các bạn hãy trau dồi kỹ năng cứng và mềm trước (mình viết ở trên) rồi học tiếng nhật sau thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, bài dài quá trời đất. Nếu có gì sai sót hay cần bổ sung thì hãy comment ở bên dưới nhé.

4.4/5 - (9 votes)
Exit mobile version