Tuần này mình khá nhiều… cuộc nhậu nên tạm thời gác lại không post IT dokkai nữa. Gửi đến các bạn 1 vài cảm nhận cá nhân mình về mức độ cần cù của người Nhật. Trong công việc, đời sống hay, ngay cả … trong phim ấy ấy cũng vậy. Không phải vào cái là hì hục các kiểu mà phải có bối cảnh cũng như kịch bản rất công phu. Thường là người đưa thư, thợ sửa ống nước hoặc là cô giáo phụ đạo cho 1 cậu học trò to xác học dốt. Đôi lúc bắt gặp hình ảnh ông già đi lại khó khăn nhưng còn vài chỗ hoạt động tốt. Các bạn đừng cười 😀 quả thực người Nhật họ làm cái gì ra cái đó, rất tỉ mỉ và bài bản.
Trong suốt 7 năm đi làm đã từng chiến dự án vs Malaysia, Singapore, Mẽo, Nhật. Gặp gỡ tiếp xúc vs họp hành thì cũng vô số kể, dạo gần đây thì hay đàm đạo với mấy chị Thái Lan, các anh Ấn Độ. Nói ra không phải để khoe khoang, vì cái này chả phải gì cao siêu để lên mặt. Chẳng qua môi trường nó táng mình vào thế phải vậy. Kể ra để các bạn tin tưởng những nhận xét sau đây dựa theo kinh nghiệm của mình là khách quan và có trải nghiệm thực.
Trong công việc
Tài liệu
Trong khi Design coding của các bạn Âu Mỹ chỉ liệt kê các target chính thì tài liệu các bạn JP là 1 kho đồ sộ. Tất nhiên là tuỳ vào process của từng công ty mà mức độ kỹ khác nhau. Các công ty global thường họ bị lai 1 chút nên hơi thoáng. Còn các công ty thuần Nhật thì thôi rồi, 1 line code 1 line Design. Nếu các bạn không tin cứ thử hỏi những anh chị có kinh nghiệm sẽ hiểu. Ngoài design ra thì 1 mớ tài liệu “lặt vặt” khác đi kèm như Quản lý bug, Guidline, Coding conventions, giải thích nghiệp vụ, reference document ..v..v. Đó là chưa kể đến những tài liệu thuộc dạng chuẩn process mà Âu Mỹ Nhật gì cũng bắt buộc như Risk Management, WBS, Schedule, Report Weekly …
Họp Hành
Có thể bạn không tin nhưng 1 ngày làm việc của các bác bắt đầu từ 9h sáng – kết thúc 10h đêm và trong đó 1/2 dành cho họp hành. Việc họp nhiều tất nhiên là có mặt không tốt. Nhưng cái gì cũng có lý do của nó. Người Nhật phân tích quá trình triển khai dự án ra số liệu chi tiết. Họ phát hiện ra thời gian để fixbug vs giải quyết các risk nó lớn hơn nhiều lần so với coding. Để giảm con số này xuống thì cần phải ===> Họp. Đơn giản vậy đó.
Project
Luôn có ít nhất là 2 môi trường test bên cạnh 1 môi trường thật. Test thật kỹ trên môi trường Dev, xong kiểm định chất lượng tại QA, xong hết ko còn lấn cấn gì mới Go Live (triển khai thật).
Cách đây hơn 1 năm mình có đọc câu chuyện về vụ tự tử của anh kỹ sư xây dựng cầu bên Châu Âu. Anh là người Nhật cũng như bao kỹ sư các nước khác cùng tham gia vào để làm 1 nhịp cầu dây văng gần như lớn nhất hồi đó. Nhịp bị sập do đứt cáp. Mặc dù không xảy ra thiệt hại gì về người nhưng anh vẫn tự cảm thấy hổ thẹn vì để xảy ra lỗi và tự giải thoát bằng cách mà xưa các Samurai vẫn thường làm. Kể ra đây để các bạn hình dung được vì sao họ kỹ tính đến mức cực đoan như vậy, do tinh thần kiếm sĩ vẫn còn trong mỗi người, không mất đi được.
Cuộc sống thường ngày
Chuyện sửa ống nước
Khoan đã, đừng coi đây là 1 cảnh trong phim các bạn hay xem. Mình kể chuyện ngoài đời thật. Lúc sửa chữa bất kỳ 1 cái gì đó thuộc phần công cộng thì họ luôn chọn giờ ít người qua lại nhất, thường là đêm. Trường hợp việc sửa chữa gây tiếng ồn thì bắt buộc phải làm ban ngày, nhưng phải đặt cạnh 1 máy đo bụi vs độ ồn có hiển thị thông số cho dân đi qua họ kiểm tra. Ngoài ra thì việc cắt cử người dẫn đường và cúi đầu xin lỗi vì sự bất tiện là không thể thiếu. Ở các đoạn đường xe cộ đông đúc, nguy hiểm thì các ma nơ canh mặc đồ bảo hộ đứng cầm bảng chỉ dẫn thay người. Hình ảnh báo chí đăng đầy ra nên các bạn có thể dễ dàng kiểm chứng.
Chuyện thăm nhà
Đừng bao giờ đến nhà 1 người Nhật chơi mà không báo trước, họ cực ghét sự đường đột. Và nếu là tới dự tiệc hay ăn uống gì đó thì khách thường có món quà nhỏ, chủ cũng chuẩn bị quà nhỏ cho khách mang về. Cuối cùng khi về tới nhà phải nhắn tin or gọi lại để thông báo đã về an toàn, cảm ơn vì bữa cơm hay gì đó. Mình được 1 bác bạn người Nhật nói là chuyện này ai cũng biết và ai cũng làm theo răm rắp vì đây là nét văn hoá.
Kết
Bài này hơi lủng củng vì mình nhớ ra cái gì thì nói cái đó, các bạn nếu đã từng có trải nghiệm thì cứ chia sẻ. Blog này là 1 góc nhỏ ít người biết nên cũng không sợ ai dèm pha gì đâu mà ngại 😀