Mình còn nhớ cách đây 5 năm, đầu 2012 được cử đi onsite dự án Flex làm ứng dụng nhỏ nhỏ cho trường trung học. Thật ra không liên quan gì đến nữ sinh hay váy ngắn đâu nên các bạn đừng mong chờ kakaka 😀 . Dạo đó vừa tốt nghiệp BrSE xong nên trình còn rất rất gà. Nát bét đến độ đi họp nguyên 1 tuần với khách mà cũng không mở miệng nói được câu nào cho ra hồn. Đó là về nói, còn nghe thì thảm nữa. Cũng may mà có sư phụ đi kèm nên mấy phần hearing về yêu cầu bác ấy ghánh hết, mình chỉ code rồi show sản phẩm. Hôm trình bày cho bên khách thì cứ bấm loạn xạ lên, tiếng Nhật bập bẹ kiểu bấm nút này, ra cái nọ, hết. Và ngạc nhiên là họ chấp nhận giải pháp mình đưa ra mặc dù họ có hiểu j mình nói không thì đến giờ vẫn chưa biết. Tất nhiên là mình không hiểu gì ngoài câu kết : Ok, làm theo cách của cậu đi.
1 Năm sau cái đợt hãi hùng đó mình tiếp tục được sếp “liều mạng” trao cho cơ hội thứ 2, qua làm dự án về Java làm từ Basic Design đến AT (gần full scope). Đợt 2 khá hơn mà giờ mới hiểu tại sao. Khoản viết tài liệu thì không sợ lắm vì ngữ pháp từ vựng được học bài bản, có senpai chỉ giáo nên OK. Còn khoản nghe nói, mình được trực tiếp làm với 1 chị gái khuôn mặt trái xoan, rất phúc hậu. Và đặc biệt cảm phục chị nhất ở việc chịu khó nghe mình giãi bày, và không nổi giận khi nghe câu もう一度お願いします.
Cho đến bây giờ nghe nói ổn hơn trước rất nhiều, phần vì ở lâu thành lão làng, còn có một vài bí kíp võ công nữa mà mình nghiệm ra áp dụng và khá ngạc nhiên vì hiệu quả. Nay tại hạ xin truyền lại cho hậu bối. Kể dong dài vậy cũng nhằm nhắn nhủ với các bạn 1 điều : cái gì cũng cần có thời gian. Gạo không thể bỏ vào nồi ấn nút cái có cơm ăn ngay (nếu có công nghệ đó thì giàu to). Kỹ năng nghe nói cũng cần quá trình bầm dập. Không phải là đọc bài này xong sẽ giỏi lên, chỉ là chọn đúng đường thì đi nhanh hơn vs đỡ mỏi chân. Kiểu như có những đoạn đi bộ thì khoẻ hơn đi xe máy vậy (Hình như không liên quan lắm).
5 chú ý Khi nói
- Sử dụng đúng thì hiện tại – quá khứ : ます, ました.
Đừng cười nhé, nhiều người sai lắm đó. Nếu dùng lệch là nghĩa khác đi ngay nên nhiều khi bạn nói mà họ không hiểu gì là vì lý do cực kỳ đơn giản này.
Kiểu như : 資料を作成します。Tôi sẽ tạo tài liệu có nghĩa là mình chưa làm.
資料を作成しました。Tôi đã tạo tài liệu rồi, cái này là làm rồi.
Thấy khác nhau chưa kakaka 😀 - Sử dụng đúng thể bị động – chủ động :
ファイルを送りました。 Tôi đã gửi file rồi.
ファイルが送られました。 File đã được (người khác) gửi đi rồi.
Vậy nên đối phương nếu có thắc mắc hay trách móc gì thì đè đầu thằng gửi (không phải mình làm). -
Sử dụng thể て khéo léo.
て nó có rất nhiều công dụng : nối câu, chỉ nguyên nhân, nối cụm từ, mệnh lệnh (ください).
Vậy nên đừng lạm dụng nếu chưa hiểu cặn kẽ.
Muốn biết thêm chi tiết cứ google là ra, nói ở đây chi mắc công. -
Sử dụng phủ định – khẳng định – nghi vấn mệch lạc.
Khẳng định thì cứ đệt vs mát là được, không cần văn hoa chi phiền phức.
Người nhật rất hay dùng … phủ định của phủ định, nếu nhuyễn thì dùng còn không thì tránh kẻo tai ương.
VD: ないといけない、なければならない、ないとダメ、なければいけません、なくても大丈夫。
Cảm nhận, không khẳng cũng không phủ : かもしれない、だろうか、かな(kiểu không chắc)、だと思います(tôi nghĩ là … đúng sai chưa biết nhé) -
Nối câu.
Nếu nói 1-2 câu ngắn thì ko cần nhưng 3-4 câu trở lên mà cái nào cũng mát vs đệt vs masen là người ta nhăn mặt đó.
có những từ nối thông dụng : が、て、ので、それで、そして、たら、だから、そのため、つまり、なお、しかし。。。
Có cả hàng tá trang nói về cái này khá chi tiết, nhờ ngài biết tuốt tìm cho.
5 chú ý khi nghe
-
Không chỉ nghe bằng tai, coi tay chân họ múa máy vs mắt họ nhắm mở để hiểu thêm.
-
Trước khi đi nghe họp hành thì nhớ đọc kỹ mail or tài liệu liên quan buổi họp – buổi nói chuyện, nhớ mấy từ khoá chính vì họ sẽ nói xoay quanh 1 chủ đề nào đó thôi.
-
Đang nghe mà không hiểu thì note cái từ không hiểu đó lại, từ từ tra hoặc hỏi lại, đừng chen ngang xương khi người ta đang phát biểu.
-
Chú ý mấy cái thể phủ định của phủ định, từ nối, bị động như phần trên đã liệt kê
-
Trong trường hợp mình là người nghe chính, nếu không tự tin có thể xin ghi âm lại để tránh sai sót. BrSE nghe sai, truyền đạt sai là team OT thấy bà nội luôn.
Hoặc có 1 cách khác là nhờ họ mail lại những điểm quan trọng, hoặc mình tự mail confirm để khách hàng kiểm tra.
5 cách luyện nghe
-
Xem phim ảnh video. Chú ý là phim nào nói nhiều ấy, coi phim mà ko ai nói gì cũng như không.
-
Nghe theo giáo trình luyện nghe JLPT
-
Xem tivi
-
Đi nhậu vs bạn bè Nhật
-
Kiếm bạn gái – trai Nhật tâm sự, vừa giỏi JP vừa thoát kiếp FA. 1 con chym trúng 2 đích, à 1 mũi tên trúng 2 con chym… câu gì quên rồi nhưng đại khái vậy.
5 cách luyện nói
-
Luyện nói : Nói từng câu đơn giản nhưng đúng trước rồi từ từ nối lại.
-
Shadowing : nói theo đuôi.
-
Chịu khó bắt chuyện với các bạn Nhật, nói sai kệ, tụi có cũng có nói được tiếng Việt dek đâu, mình nói nó hiểu là ngon rồi.
-
Bắt chước ngữ điệu (アクセント) lên xuống để họ nghe mượt hơn.
ví dụ : 彼はイケメンね, カレーはおいしいね các bạn thử nhờ bạn Nhật phát âm thử cho nghe, khác nhau đấy. -
Nói xong ghi âm lại, tự nghe tự nôn ẹo chơi cho vui.
Kết
Bài này đọc chơi cho vui, xả xì chét thôi chứ không phải đọc xong là giỏi ngay được đâu 😀 . Mấu chốt là thời gian nhưng vấn đề là … bao lâu. Cái này mỗi người tự tìm cho mình câu trả lời.