Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

Ý nghĩa của nghề Kỹ sư cầu nối – BrSE

Muốn tiến xa trong nghề nghiệp mỗi người phải tự tìm thấy ý nghĩa của những việc mình đang làm. Những người đã có gia đình, vác một trọng trách lớn trên vai, khi làm việc họ sẽ luôn cố gắng hết sức mình vì mục tiêu cơm áo cho vợ con cho dù công việc có mang lại sự hứng khởi hay không. Người trẻ với hoài bão thì có những bạn mang trong mình quyết tâm “thay đổi thế giới”, cũng có bạn thiết thực hơn khi đặt ra những mục tiêu cụ thể là hiểu và làm chủ công việc của mình. Nhưng sẽ đến một lúc nào đó dòng đời xô đẩy, ta sẽ rơi vào những hoàn cảnh éo le vượt xa những gì mình dự tính. Nếu trong mỗi người có nguồn năng lượng dự phòng, sẽ bứt phá vượt qua rào cản, còn không e rằng sẽ phải nhận những kết cục không mong muốn. Cho đến thời điểm này mình đã có hơn 6 năm trong nghề BrSE, và ngọn lửa vẫn bùng cháy dù thời gian qua gặp không biết bao nhiêu biến cố. Vì mình biết rằng BrSE là một nghề cao cả, không chỉ mang lại cho gia đình thu nhập ổn định mà còn cả một tập thể anh em bằng hữu ở Việt Nam đang chạy (sometime … cháy) dự án. Nếu không có những cây cầu sẽ không có những dòng chảy ngoại tệ tràn về, công việc sẽ ít đi, lương thưởng bị bớt chút ít, tệ hơn thì nhiều anh em mất việc. Bởi vậy, làm chỉ vì mình sẽ có lúc nản và lạc trôi… còn làm vì người khác sẽ mang nhiều động lực hơn, pin dự phòng to hơn giúp ta thoát hiểm.

Và sau đây mình xin liệt kê 3 ý chính muốn truyền tải.

Nghề BrSE giúp mình tiến bộ mỗi ngày

Công việc khá áp lực và không nhất quán, phải hội tụ đủ yếu tố về cả kỹ thuật, ngoại ngữ lẫn kỹ năng mềm mới giúp cho dự án vận hành suôn sẻ. Có đôi lúc không trôi chảy thì với những lần bầm dập ta sẽ học được nhiều hơn. Hôm trước tình cờ có đọc được bài viết hơi ngôn tình chút xíu : “em yêu anh vì anh toàn mang lại đau khổ”. Vui vẻ thì quên nhanh chứ đau là nhớ suốt đời. Trong công việc cũng vậy thôi. Ngay cả chuyện cho mượn tiền cũng thế, cho ai mượn nhớ dai lắm dù nhiều lần đối phương không nhớ, hoặc cố ý quên.

Thường nếu anh em may mắn gặp khách dễ tính, sếp vs sale có tâm sẽ nhận được dự án với define rõ ràng ngay từ đầu. Còn không may gặp phải mấy anh chị chuyên gia chém gió, nói không thành có thì lúc nhận ra vấn đề cũng là khi mình phải cày cật lực để lấp đầy những khoảng còn thiếu. Đó có thể là task horensho, technical, có khi là ôm luôn phần việc offshore nếu lỡ ở nhà chỉ có vài người cứng mà Sale chém tới vài trăm. Còn chuyện nhà mình fake CV theo kiểu mới làm Java có vài tháng mà kê vào vài năm thì cơm bữa luôn. Vậy nên trước khi start sẽ là cơ hội cực lớn để anh em có thể học một mớ kiến thức khổng lồ của vài năm chỉ trong thời gian ngắn ngủi vài tháng, bi đát hơn là vài tuần. Cũng phải cố thôi chứ biết sao. Vậy nên nói “nghề brse giúp mình tiến bộ mỗi ngày” có khi hơi dài, phải là “tiến bộ mỗi giờ”.

Nghề BrSE mang lại thu nhập ổn định

Như trong bài viết về mức lương kỹ sư cầu nối, mình có liệt kê sơ sơ về các level cũng như đãi ngộ tương ứng. Tuy không phải công ty nào cũng vậy, nhưng đa số đều base theo năng lực. Xét chung, nếu là fresher (mới vào nghề), may mắn chọn được nơi trả cao, anh em có thể nhận được mức thu nhập tầm 300 ~ 400 man mỗi năm (nenshuu), tương đương 600 ~ 800 triệu 1 năm. Lên tầm 3~5 năm kinh nghiệm, có thể làm việc độc lập cũng như lead được team onsite + offshore thì thu nhập cũng tăng theo năng lực, max có thể tới 550. Còn trên 5 năm kinh nghiệm thì có thể hơn thế nếu code pro, JP tầm N1 và nói chuyện như rót mật vào tai, lai rai vs khách tới sáng.

Có một vài công ty đưa là mồi câu thu nhập BrSE lên tới 800 – 1000 man thì các bạn next đi nhé, đừng tin. Cái gì cũng có giá của nó, không cao tới mức ngang kacho bucho đâu. Còn dưới 300 thì cũng next luôn, không trụ nổi với cuộc sống đắt đỏ ở Nhật.

Với những bạn chưa có gia đình, còn trẻ thì lúc lựa chọn cho mình công việc, yếu tố lương nên để sau. Cái chính là phải xem trong 3-5 năm nữa mình sẽ học được gì. Còn bạn nào có vợ con rồi nên cân nhắc, có cả 2 (lương + việc tốt) thì quá tuyệt, còn không hãy cân bằng. Sao cho mấy nhóc không bị đói là ổn, từ từ sẽ tốt cả.

Ngoài ra nếu anh em muốn định cư ở Nhật lâu dài, hoặc ở luôn bên này thì có 2 cách. 1 là đổi quốc tịch với điều kiện tối thiểu 5 năm làm việc và đóng thuế liên tục, 2 là vĩnh trú vs time 10 năm sống liên tục và 5 năm đóng thuế liên tục. Chuyện này với anh em đang ở Việt Nam nghe có vẻ lạ nhưng bên này ai cũng biết cả, mình nói có vẻ hơi thừa. Con cái bên này đi học ko tốn tiền, học phí được tính theo lương ba mẹ, lương cao trả cao, thấp trả ít, tầm 1 man đến 2 man. Mỗi tháng Quận sẽ cho lại 1,5 đến 2 man để bù, coi như không mất đồng nào. Lỡ con đau ốm thì viện phí cũng free luôn, bảo hiểm trả 70%, chính quyền Quận – Thành phố trả nốt cho mình 30% còn lại.

Còn nếu nhà giàu thì thôi khỏi qua đây chi cho cực, ở Việt Nam sống đời vương giả, xài đồ hiệu, ăn món Âu, uống sữa Úc. Con cái lỡ học dốt thì mua điểm, chứ bên này không mua được điểm nên hơi khoai.

Nghề BrSE giúp nhiều anh em có việc

Cái chính nằm ở vế cuối. Đây là cục pin dự phòng to nhất của mình. Mỗi lần chán nản (ai chả có lúc) thì mình ráng không chỉ cho bản thân, cho gia đình mà còn cho cả tha nhân. Theo như thang điểm thành công của nhân loại, mức độ thành đạt của một người không phải đong đếm xem người đó đi xe gì, bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu khu chung cư cao cấp. Mà nó được đo bằng số lượng tha nhân người đó đã giúp. Vĩ nhân thì giúp hàng triệu – hàng tỷ như ngài Fukuzawa (học giả) – cụ Nelson – bác Bill – bác Steve, bậc kỳ tài thì giúp cho hàng ngàn hàng vạn như những vị sáng lập viên – các CEO mang lại cơm áo cho nhiều gia đình, ít tài đi một chút thì giúp vài chục – vài trăm, còn làm chỉ để mình ăn mình hưởng thì bậc tầm thường cho dù có giàu nứt vách, kẻ không giúp được ai còn đi hại người – không có gì để nói.

Khi nắm trong tay sự thành bại của một dự án, nếu chỉ làm cho xong, làm cho có thì cuối cùng khách cũng sẽ nhận ra. Người Nhật họ rất thông minh, chỉ là không nói ra thôi, đừng tưởng họ không biết. Và như vậy sẽ không có lần sau. Mất khách, mất dự án có nghĩa là cục lương thưởng của anh em sẽ bị teo lại, có khi chả còn gì. Còn ngược lại, cố hết sức, làm tốt thì … việc sẽ tới ngập mặt làm không xuể. Giỡn chứ các sếp sẽ tăng size, thêm chi viện để mình tiếp tục chiến đấu, anh em cuối năm sẽ được thêm một ít bonus, sắm cái tivi cho ba, tủ lạnh cho mẹ, cái váy cho cô hàng xóm, ít đồ chơi cho mấy đứa cháu đang chờ.

Kết

Như đã nói từ đầu, mỗi người có một quan điểm riêng, một hướng đi riêng. Nghề nào cũng cao quí cả, ngay cả để BrSE tiếp quản được một dự án thì còn có sự giúp sức của biết bao anh chị em các bộ phận khác. Sale chém sùi bọt mép, sếp điều phối quản lý mỏi tay, các anh em dev cày đêm ngủ ngày, tester cũng tốc váy vừa chửi vừa test … mới cho ra sản phẩm ngon lành. Vậy nên đã chung một xuồng thì hãy làm vì nhau, các mắt xích đều cứng thì xe mới chạy tới đích mà không bị đứt giữa đường.

4.7/5 - (28 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại

14 thoughts on “Ý nghĩa của nghề Kỹ sư cầu nối – BrSE

  1. Bài này của anh thật sự đã động viên em rất nhiều trên con đường chuẩn bị đi.

  2. Em hiện tại đang có tiếng Nhật N4 và 3 năm kinh nghiệm Manual Test. Giờ em phải học gì làm gì để có thể trở thành 1 fresher BrSE ạ?

    1. BrSE 1 là phải code được, 2 là phải quản lý (PM) được, Test BrSE thì em nên chuyển qua BA sẽ dễ hơn, theo code mất vài năm sợ ko ổn. Đọc lại bài pv của anh về anh Thành, xuất thân Non IT lên BrSE pro.

  3. Làm BrSE 1 thời gian để kiếm tiền đi du học liệu có ổn không anh ?

      1. Dạ làm 1 vài năm cho công ty product tích luỹ ít kinh nghiệm , ít vốn rồi ra làm ăn kinh doanh riêng liệu có ổn ko anh ?

  4. Anh ơi cho e hỏi 1 câu nhỏ nhặt mấy bạn làm comter có chút tương lai nào hông anh. Có phải là nên quit cho rồi hem ạ.

    1. Thực ra câu hỏi của em cũng ko nhỏ nhặt lắm. Cũng là trăn trở của nhiều bạn. Xét về lương thưởng cũng như tương lai, Comter ko phải là hướng đi lâu dài trừ khi em có tố chất lên Comter Lead. Nhưng nếu em coi đây là một bước đệm thì anh nghĩ cũng có nhiều kinh nghiệm có thể thu lượm được trong quá trịnh dịch tài liệu cũng như dịch meeting. A từng chứng kiến nhiều bạn từ comter chuyển nghạch và thành công, tức là dùng kinh nghiệm của mấy năm dịch thuật để up skill JP lên master rồi làm BA-QA-BrSE

      1. Dạ, cảm ơn anh nhiều. Em thấy căng quá. Thân con gái mỏng manh làm cái job này xoắn não quá chắc nguy cơ đi die sớm anh oi.

Comments are closed.

%d bloggers like this: