Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

Nghề BrSE – được và mất

Lời đầu tiên xin chúc anh chị em năm mới sức khoẻ.

Dạo gần đây mình nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn trẻ mà hầu hết là sinh viên về nghề. Các em có khá nhiều thắc mắc về hướng đi cũng như những kỹ năng cần bồi đắp. Cảm nhận đầu tiên đó là VUI, Rất vui. Các bạn tuy còn trẻ nhưng lo lắng cho sự nghiệp tương lai như vậy rất ổn. Nhớ hồi xưa bằng tuổi mấy đứa anh còn đang ngụp lặn trong đống game online 😀 kakaka. Tất nhiên là sau đó bỏ được và cố gắng một thời gian dài cày JP (từ năm 4) để …”phục hồi nhân phẩm”, nên sau này ra làm mới có cái mà bon chen với thiên hạ.

Như tiêu đề bài viết, đầu tiên mình muốn mọi người phải xác định được hướng đi này có phù hợp với bản thân hay không rồi mới chọn. Nếu là cá thì nên bơi ra đại dương, chim thì sải cánh mà bay ngang dọc trên trời, đừng làm ngược chi cho tổn thọ. Designer cần tính sáng tạo, Manager cần tố chất quản trị, Sale thì phải lanh lợi – thấu hiểu, Tester cần kỹ tính, Technical Lead thì phải cực giỏi code và một tầm nhìn bao quát về công nghệ. Còn để làm được một kỹ sư cầu nối “chất” không dễ nhưng cũng chẳng khó, và nó cần một yếu tố đặc biệt đó là “chai lì”. Nếu bạn nào tính nóng nảy hoặc dễ bỏ cuộc thì nên stop, chọn hướng khác mà đi. Vì nếu ko chai lì thì khó mà vượt qua cửa ải JP (mất ít nhất 2 năm lên N2), đó là còn chưa nói đến việc trau dồi kỹ năng khác cũng ngốn vài năm nữa. Tương tự nếu dân ngoại ngữ mà chuyển hướng thì cũng tốn vài năm học lập trình.

Nếu cảm thấy phù hợp thì đọc tiếp đoạn sau để biết được mất của nghề, xem nó có đáng để đánh đổi cả thanh xuân hay không nhé 😀

Mất

  1. Tốn công sức học nhiều thứ và nếu không khéo thì không có cái gì ra hồn. JP phải cày lên N2+ chứ me mé tiệm cận cũng vứt vì giao tiếp không ổn ai dám chọn làm cầu nối cả Project. Code, test, kỹ năng quản lý, làm việc nhóm cũng phải tự mà học. Thiếu là mệt lắm. Cái này nói ở các bài trước nhàm rồi nên không nhắc lại nữa.
  2. Xa nhà. Đối với những bạn làm lâu 1 chỗ muốn đi đây đi đó thì cảm thấy hứng thú, còn đi nhiều quá thì lại thèm cảm giác làm gần nhà. Năm hết tết đến, thấy mọi người sum vầy mà mình đang ngồi bên JP fix bug với khách một lần là các bạn sẽ hiểu được cảm giác ngay.
  3. Cơ hội thăng tiến không cao. Nếu các bạn làm ở 1 bộ phận lâu năm, nếu có năng lực trước sau gì cũng sẽ được cất nhắc lên một vị trí cao. Còn với BrSE phải nhảy liên tục từ chỗ này qua chỗ nọ. Không hiếm trường hợp tới kỳ review lương thưởng lại phải gửi CV cho … sếp, vì thực tế toàn ở khách hàng nên người nhà cũng chả biết năng lực mình tới đâu trừ khi anh quá giỏi đến mức lời khen của khách đến tai cấp trên.
  4. Bị o ép trong công việc. Bạn cứ tưởng tượng con cá nằm trên thớt sao thì BrSE vậy đó. Khách là con dao còn team offshore là cái thớt, khách chém mình né là anh em ở nhà có chuyện. Nên nhiều lúc nai lưng ra mà đỡ.
  5. Thời gian hưởng thụ cuộc sống. Những hình ảnh ăn chơi lung linh mà các bạn thấy anh chị em onsite khoe trên “phây” chỉ là khoảnh khắc hiếm hoi tranh thủ ngày lịch đỏ. Còn phần lớn thời gian ai cũng cày bục mặt để chạy đua vs deadline. Nói thật nhiều khi … không được phép ốm, đến mùa phải lo đi tiêm phòng cúm để giữ sức khoẻ mà… OT.

Kể ra cho hết thì nhiều nữa nhưng tạm thời vậy cũng đủ hù doạ rồi 😀

Được

  1. Cơ hội trau dồi kỹ năng trong môi trường khắc nghiệt của các kỹ sư Nhật.
  2. Được đi du lịch trải nghiệm vùng đất mới, ngắm anh đào mùa xuân, ngập trong cánh đồng hoa mùa hạ, dàn dụa lá đỏ mùa thu, bầy nhầy trong tuyết trắng khi đông đến.
  3. Rèn luyện tiếng Nhật trở nên umai (ngọt) như người bản xứ. Sau 5 năm làm brse, nếu lựa chọn về nước mà không muốn code or quản lý thì cũng dư sức làm phiên dịch viên hảo hạng.
  4. Thu nhập ổn định. Thu nhập năm tối thiểu là 350 man, tối đa có thể lên đến trên 600 man/năm. Đủ để lấy vợ sinh con, mua nhà mua xe sau 5 năm mà không cần nhờ cậy ai. Trong khi nếu làm dev/tester or comter sau 5 năm nếu giỏi thì mới lên được Manager, còn năng lực trung bình sẽ rất khó.
  5. Cơ hội định cư tại Nhật. Nếu bạn nào có tư tưởng “bất mãn chế độ” và muốn ra nước ngoài sống thì đây là cơ hội tuyệt vời. Tranh thủ Nhật đang còn nhu cầu thu hút nhân lực mình tận dụng. Đa số những BrSE đã qua nhật trên 5 năm mà mình biết thì đều đã 1 vợ 2 con 3 lầu 4 bánh cả. Mình làm việc có cực 1 chút nhưng con cái được hưởng nền giáo dục tốt, đồ ăn thức uống hay không khí sạch sẽ (hơn so vs VN) thì cũng đáng hy sinh lắm.

Kết

Với những người giàu tham vọng thì những cái được ở trên không đáng gì với họ, nhưng với mình vậy là đủ. Biết đủ là hạnh phúc. Còn các bạn trẻ, nếu có hoài bão ước mơ thì cứ đi theo. Còn đang mông lung chưa tìm lối ra hãy ráng trau dồi chút kỹ năng rồi qua Nhật vài năm, nếu thấy không hợp thì về. Còn trẻ mà lo gì …

4.7/5 - (8 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại

4 thoughts on “Nghề BrSE – được và mất

  1. Anh cho em hỏi lộ trình làm brSE của anh đi từ đâu được không ạ? Hiện tại em đang học và gần tốt nghiệp ngành phần mềm và cũng muốn đi brSE nhưng không biết nên làm du học Thạc sĩ hay là chỉ qua học tiếng 2 năm rồi xin đi làm ạ? Em cảm ơn!

    1. Anh tốt nghiệp xong đi làm hơn 1 năm mới đi học JP, công ty trả lương vs toàn bộ học phí để học lên N2 trong vòng 7 tháng (trước đó a đã tự học lên N4). Nếu em chọn đi theo đường này thì cần tìm hiểu công ty nào có chương trình đào tạo BrSE mình xin vào. Nếu chọn đường thạc sỹ du học JP em phải theo nghành IT – học bằng JP chứ không phải tiếng anh (khó pass). Còn cách thứ 3 là xin vào công ty bất kỳ code cho cứng tay 2 năm, trong thời gian đó tự học JP. Trong 3 cách thì cái nào cũng có cái hay cái dở riêng, e cứ tuỳ tình hình mà lựa cho phù hợp. Trên 18 tuổi cứ quyết là làm, sai thì sửa.

  2. Cảm ơn vì những chia sẻ của anh. Nó giúp em có cái nhìn chân thật hơn trên con đường mà em sắp bước đi.

    1. Chúc e may mắn. Mong em chú ý 1 điều, đây là góc nhìn của 1 người – bản thân anh, nên nó đúng vs a còn vs người khác a không chắc đâu nhé.

Comments are closed.

%d bloggers like this: