Site icon Ký sự BrSE

Kỹ năng xử lý vấn đề

Trong loạt bài về kỹ năng mềm mình sẽ đi tiếp chủ đề thứ 2 : kỹ năng xử lý vấn đề. Những phần còn lại sẽ viết khi … rảnh (không biết khi nào 😀 )

  1. Làm việc nhóm
  2. Xử lý vấn đề
  3. Giải thích – thuyết trình
  4. Đàm phán
  5. Tìm kiếm thông tin
  6. Giao tiếp
  7. Tự học

Nói sơ qua một chút vì sao mình cần phải viết trong khi đã có hàng tá các sách vở báo chí, thậm chí khoá học về các kỹ năng mềm này. Mình đã đọc khá nhiều nhưng tựu chung các bài viết – sách vở kia chỉ mang tính tham khảo, không học hỏi được gì nhiều cho nghề phần mềm cả. Các ví dụ mà họ đưa ra cũng không sát và thiên hướng lý thuyết, tính ứng dụng thực tế khá thấp, nói thẳng ra là toàn nói chuyện đạo lý. Không hẳn là sai nhưng để cho dân kỹ thuật đọc thì không hợp lắm. Sẽ không thể tìm thấy cách xử lý khi lỡ tay delete Database honban (bản chạy thật), cách phân task sao cho các dev không càm ràm, cách giảng hoà khi QA vứt cho Dev đống bug còn Dev ném lại ánh mắt dao cạo kèm một số câu DM (đời mà), hay như cách đàm phán với khách khi gửi Estimate mà có 1 công ty khác chào giá thấp hơn …

Đầu tiên mình sẽ phân loại thành 3 nhóm và luồng xử lý.

Luồng xử lý

Trước khi đi vào từng nhóm cụ thể, mình nói kỹ một chút về luồng xử lý.

Kỹ thuật

Trong mỗi giai đoạn sẽ có phát sinh vấn đề đặc thù riêng.

Nghiệp vụ

Thực ra nghiệp vụ nó có 2 loại, loại liên quan đến kỹ thuật và loại không.

Trong 2 loại trên thì loại 2 chỉ là task không nên xếp vào “vấn đề”. Còn loại 1 khá đau đầu vì cần phải qua trình tự nhiều bước giải quyết.

Giao tiếp

Để xử lý vấn đề giao tiếp, cách tốt nhất là không để các vấn đề xảy ra. Vậy bằng cách nào ?

Trong dự án, bất kể là product hay out-source, giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất, là mạch huyết lưu thông giúp mọi thứ được vận hành trôi chảy. Nếu so sánh project với một thành phố thì giao tiếp chính là các trục đường, tắc đường chính là vấn đề và để giải quyết thì có nhiều cách nhưng muốn triệt để chỉ có cách qui hoạch thật tốt ngay từ đầu hoặc đập đi xây lại. Cái khó của thành phố là việc làm này cực khó, lịch sử tồn tại lâu đời với công trình – cầu cống – di tích là rào cản, nó giống như một dự án lâu đời vậy, trở ngại chính là những con người với thói quen vận hành cũ kỹ – thiếu hiệu quả nhưng ngại thay đổi, ngại đụng chạm.

Như một bài mình đã từng viết về handover dự án, nhảy ngang vào thì việc đầu tiên chính là giao tiếp, phải nắm thông tin và tạo dựng mối liên hệ (liên hệ chứ không phải quan hệ theo nghĩa xấu). Như việc bước chân vào thành phố mới lạ, giữ chắc tấm bản đồ là quan trọng nhất, sau đấy mới là tìm đường. Còn khi được xây dựng project ngay từ đầu, đấy là cơ hội tuyệt vời mà mỗi BrSE phải biết quí trọng và nắm lấy. Qui hoạch các trục giao tiếp lớn, các nhánh giao tiếp nhỏ, phân tầng phân lớp bài bản để 1 thông tin từ điểm A tới điểm N phải đi theo một cách nhanh và chuẩn xác nhất.

Trên là lý thuyết, còn tiếp theo đây là thực tế. Trong một dự án out-source có 3 trục giao tiếp chính theo kiểu tam giác : Khách hàng – Onsite, Onsite – Offshore, Khách hàng – Offshore. Trong đó sẽ có các nhánh nhỏ : nội bộ khách hàng, nội bộ team onsite, nội bộ offshore. Hoặc có khi còn phân lớp theo chức năng : FrontEnd (Khách-Onsite-Offshore), BackEnd (Khách-Onsite-Offshore), Infra(Khách-Onsite-Offshore).

Kết

Bài dài quá aaaaaaaa… viết mấy ngày mới xong. Mà cũng chả xong được cái gì. Vấn đề là muôn màu muôn vẻ, các cụ có câu khá hợp : muôn hình vạn trạng. Vậy nên cách xử lý nó cũng … không cái nào hoàn toàn giống nhau. Nhưng trên tất cả đó là luồng xử lý, thứ duy nhất phải tuân thủ dù trong hoàn cảnh nào. Nếu ta dựa theo cách làm việc đó, mọi thứ đều có thể được giải quyết (có thể êm đẹp hoặc không). Và điều quan trọng là phải chấp nhận đối mặt với kết quả (có thể là hậu quả). Vì chỉ thế mới nhanh trưởng thành lên được.

Các bạn có thắc mắc vì sao người ta thường hay tuyển yêu cầu người có kinh nghiệm ? cái kinh nghiệm mang lại cho họ những gì mà người ta cần đến vậy. Đó chính là sự khác nhau giữa người biết và người chưa biết. Đối với 1 sự việc, người cứng sẽ cho đó là 1 task bình thường, trong đầu đã có luồng đối ứng, còn amater thì thấy 1 đống bùi nhùi, không biết phải làm gì. Cái kinh nghiệm này không hẳn là số năm làm việc, 10 năm làm là 10 năm kinh nghiệm hay 1 năm kinh nghiệm lặp lại 10 lần ? câu này các bạn tự trả lời.

4/5 - (8 votes)
Exit mobile version