Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

Kỹ năng tìm kiếm thông tin

Series kỹ năng mềm dành cho BrSE :

  1. Làm việc nhóm
  2. Xử lý vấn đề
  3. Giải thích – thuyết trình
  4. Đàm phán
  5. Tìm kiếm thông tin
  6. Giao tiếp
  7. Tự học

Bài này anh em chúng ta cùng bàn về cái số 5. Kỹ sư công nghệ thông tin nhưng phần lớn không biết cách tìm kiếm thông tin đúng cách. Nghe vô lý nhưng rất thuyết phục :)))

Đầu tiên sẽ có các đầu mục sau để các bạn đọc cho có hệ thống

  • Thế nào là tìm kiếm đúng cách
  • Phân loại thông tin
  • Cách google hiệu quả
  • Các chú ý với BrSE

Thế nào là tìm kiếm đúng cách

Trong cả chục năm làm việc mình từng nhận được nhiều câu hỏi rất ngu ngơ, không chỉ cấp dưới, các em mới vào nghề mà ngay cả mấy ông cấp trên. Nhiều khi bực muốn táng cho phát nhưng … lại thôi. Suy cho cùng do việc tìm hiểu thông tin không tới nơi tới chốn hoặc cố tìm nhưng tìm sai cách.

Đầu tiên đúng cách là đúng chỗ – đúng thời điểm. Ví dụ bí về kỹ thuật thì hỏi ông tech lead or ông dev chứ không thể vác đi hỏi sếp or tester, cái nữa là phải lựa lúc mà hỏi, lúc task ngập mặt – họp hành liên miên mà vác qua hỏi có khi u đầu.

Tiếp đến là cách hỏi – cách lấy thông tin. Có 2 đối tượng chính mà ta cần khai thác : người vs máy (tương lai có khi là cả người máy). Với người cần hỏi với thái độ chuyên nghiệp, tức là :

  • Trình bày bối cảnh, chủ đề
  • Giải thích rõ ràng mạch lạc, có trước có sau
  • Đánh thẳng vào trọng tâm vấn đề, không lan man
  • Cần hỏi ngược lại cho kỹ với những phần chưa rõ đặc biệt là với khách hàng thì cần phải chắc chắn, ngại tí nhưng an toàn.

Với máy thì có 2 thứ mà các bạn phải lưu tâm : tài liệu nội bộ + thông tin từ internet (google).

Tìm kiếm đúng cách là các bạn phải tuỳ tình huống mà sắp xếp thứ tự tìm kiếm :

  1. Tài liệu nội bộ
  2. Google
  3. Người

Khi nào bị mắng “không biết mà google đi hả” có nghĩa là các bạn đang làm sai thứ tự.

Đối với Google thì 1 biển trời mênh mông cách tìm kiếm :

  • Trang chủ về cái đang làm
  • Các Forum về kỹ thuật đang cần biết (Tiếng Việt – Anh – Nhật)
  • Stackoverflow (cái này mình cho thành mục riêng vì quan trọng quá 😀 )

Phân loại thông tin

Tìm xong rồi thì phải phân loại. Có 3 loại.

  1. Đáng tin
  2. Không đáng tin
  3. Mập mờ

Loại 3 gặp nhiều hay ít tuỳ vào kinh nghiệm, nó phụ thuộc vào kỹ năng phán đoán được tôi luyện qua quá trình bầm dập dự án. Bởi vậy các bản tin tuyển dụng lúc nào cung “trên xx năm kinh nghiệm” là vì vậy.

Vậy như thế nào là đáng tin ? đối với thông tin trên các forum thì cứ đếm số Like nhiều là ổn, mặc dù không phải giải pháp nào dc nhiều like cũng tốt, nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhưng comment bị âm điểm 😀

Còn về source, đặc biệt là github thì căn cứ vào số star or fork. Trên đấy nó cho mình sắp xếp theo thứ tự, tha hồ mà lựa.

Còn về người, cái này mới tưởng khó mà lại dễ. Nguyên tắc là không hỏi thì thôi, một khi đã hỏi là phải tin tưởng vào người trả lời, mình có thể kiểm chứng cho chắc chắn, nhưng đừng bao giờ tỏ thái độ nghi ngờ. Chỉ cần lộ ra mặt, lần sau chả ai nhiệt tình nữa nên cần chú ý cẩn trọng trong cử chỉ và cách giao tiếp.

Cách Google hiệu quả

Ai cũng biết google nhưng có mấy ai biết hết chức năng của nó ?

Máy chủ tìm kiếm cũng là một cái máy, các bạn không thể gõ vào “bài hát nào mà từng từng tứng tứng tưng, tưng từng từng tưng tứng tưng …” bắt nó tìm được. Phải có KEY WORD và cách sắp xếp nếu có nhiều key-word.

Ngoài ra các bạn cần tìm hiểu thêm về ý nghĩa các ký tự như * , ~ hay cách đóng khung khoá key-word bằng ” “. Các bạn … google thêm chứ nói ra đây dài dòng quá.

Thứ nữa là các trang web chuyên dụng. Trong kết quả tìm kiếm có rất rất nhiều trang, cần focus vào 1 số trang web uy tín để nhận được câu trả lời.

  • Tiếng Nhật : weblio, Oshiete, Kotobank …
  • JP – IT : hatenablog, quiita
  • Tiếng Anh – Kỹ thuật : Stackoverflow 😀 (như này đủ rồi)
  • Tiếng Việt : thiendiahoi, ngoài ra không có trang nào chuyên dụng

Chú ý với BrSE

Đứng với vai trò cầu nối là một việc khá khó khăn với các bạn trẻ. Và ngay cả với các “bạn già” như mình đôi lúc cũng toát mồ hôi hột. Phần nhiều do kiến thức – kỹ năng, 1 số gặp khó do sự thiếu tự tin. Làm công việc gì mà nắm được 90%, việc đắp bồi 10% còn lại bằng hỏi han – tìm kiếm rất đơn giản, nhưng rơi vào trường hợp ngược lại biết 1 tìm 9 thì hơi oải. Thiếu tự tin nó vì điểm này.

Bởi vậy nên trước khi làm Br thì các bạn SE hãy làm thật tốt công việc SE của mình, tìm hiểu thêm cả qui trình vận hành từ việc lấy yêu cầu -> phân tích -> design -> code -> test -> nghiệm thu -> bảo trì. Chứ không phải cứ cắm đầu vào code là ổn đâu.

Có cậu em vừa từ SE, học 1 khoá tiếng Nhật lên dc N2. Lúc qua JP làm BrSE bị choáng, việc thì không khó mà 10 task thì biết 1 còn 9 việc lạ lẫm quá, thành ra mất tự tin. Một mặt nữa tại chưa quen làm việc đa luồng (1 lúc làm nhiều việc) nên bị ngợp. Mình phải cố động viên và hướng dẫn dần dần với trách nhiệm của mentor – senpai, giống như cách đây 5-6 năm về trước đã được các senpai khác dẫn đường.

Về việc lấy thông tin, có ba nguồn chính như mình nói ở trên : người, tài liệu nội bộ, internet. Các bạn phải biết khai thác cả 3 thật sự hiệu quả, đặc biệt là người. Hiệu quả đến đâu nó phụ thuộc vào kỹ năng communication của từng người. Trong đó phải cân bằng cả phía khách hàng – team nhà, không nên coi nhẹ 1 trong 2. Khách quan trọng ai cũng biết nhưng team nhà cũng không kém, thành bại là tại anh em dev-test hết. BrSE phải cực kỳ lưu tâm về cái này. Mình nhắc vì có nhiều anh em ở Nhật một thời gian, quen cách làm – cách nghĩ của người Nhật/ khách Nhật quay lại chê bai – nhăn nhó với team phát triển, rất không nên.

Kết

Kết bài mình muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện cách đây 5 năm. Hồi đấy mình vừa qua Nhật được hơn 1 năm, để đón vợ qua lâu dài mình chuyển từ ktx ra thuê ngoài. Vì đã quen với việc quanh năm suốt tháng vùi đầu vào công việc nên trước khi ra ngoài phải chuẩn bị rất nhiều thứ – mà toàn cái mới : làm visa cho vợ, tìm nhà, thuê nhà, tìm người bảo lãnh, dịch vụ chuyển nhà, thủ tục cư trú … và một đống hầm bà lằng khác nữa. Mình dí 1 chị senpai để hỏi, đến nỗi chị bực quá mắng 1 câu : “Sao em không google đi”. Rất nhục vì cảm giác kém cỏi, tức là đối với người khác đây là kiến thức thông thường, nhưng bản thân lúc đấy vượt quá khả năng hiểu biết.

Kể từ đó tới nay cũng hơn 5 năm, mặc dù vẫn thân thiết nhưng mình không bao giờ hỏi chị bất kỳ một câu nào nữa, và cũng tự nhủ với bản thân 2 điều : “trước khi hỏi ai thì google trước” và không bao giờ được nói với ai câu “sao em không google đi ?”.

4/5 - (6 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại