Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

Kanji – Cực hình hay vị cứu tinh

Đối với dân ngoại ngữ hoặc những người yêu thích hán tự loằng ngoằng thì kanji giống thuốc bổ mắt. Mỗi chữ mỗi nét như rồng bay phượng múa, cả một phong cảnh hữu tình hiện lên trang giấy với núi non – sông nước. Một khi yêu ta trao em tất cả tâm tư, học không cần suy tính. Và cứ thế tích tụ dần dần từ 100, 1000 đến vài nghìn từ…

Nhưng dev là 1 loài khá đặc biệt, cũng không biết là động vật bậc cao hay thấp. Đôi khi có những suy nghĩ vượt không gian, thời gian. Óc tưởng tượng phong phú đến mức chỉ cần nhìn 1 con đầm cơ có thể nghĩ ra nhiều thứ. Và có 1 đức tính đã tạo nên bản sắc riêng : “lười biếng”. Mình không nói nó lợi hay hại, vì ngay cả mít tơ Gates cũng nói chỉ tin tưởng giao những việc khó cho nhân viên lười biếng mà.

Xoay lại chủ đề chút, lan man quá. Suýt quên mất định nói cái gì luôn rồi. Chuyện học Kanji, cái này thì thuộc sở đoản của dev. Vì lười nên 1 là phải thật đơn giản, 2 là phải thật phức tạp thì mới có hứng để học, để hiểu. Còn mấy con chữ cứ lượn lờ như giun sán vậy học chán chết.

Hồi sinh viên, tiếp xúc với tiếng Nhật, nói thật ra mình không ghét, nhưng chả yêu nổi. Nhiều lúc chửi thầm sao người cái quốc đảo này thích vẽ chuyện. Ngôn ngữ thì làm 1 bảng chữ được rồi, đàng này có 3 : hiragana, katakana, rồi còn cả kanji nữa. Như câu “ăn cơm” thôi mà cũng vẽ vời đủ kiểu, pha trộn một mớ hỗn độn – ライスを食べる.

Lúc học xong 3kyu (hồi đó chưa chia N như giờ) vẫn còn giữ suy nghĩ đó. Trong các trang sách cứ thấy từ kanji nào chưa phiên âm hiragana là lấy bút táng vô liền. Mỗi lần thầy kêu đọc thì cứ vậy mà lướt 😀 Nhưng lên N2 bắt đầu thấy ngu người rồi. Lúc này mới nhận ra “em đã sai hãy làm lại từ đầu” (cạm bẫy tình yêu – PDT), Các bạn cứ nhìn chằm chằm câu dưới, hiểu được thì tui làm con.

ハハハハハハハハのハハハハハハハと笑う。

Thực ra nó là thế này :

Hoặc tượng hình hơn thì :

はながしぼんでしまった。

Nếu không có chữ kanji 花 trong câu liệu bạn có biết là “cánh hoa úa tàn” hay nghĩa khác “khuôn mặt đáng thương” (cái mũi héo tàn). はな cũng là hoa 花, và nghĩa 2 là mũi 鼻 nhưng kanji khác nhau.

Vậy nên hãy xem kanji như vị cứu tinh chứ đừng hất hủi mà tội nghiệp. Khi học thì ban đầu hãy tìm hiểu ý nghĩa của bộ – của từ. Mỗi chữ đều có ý nghĩa riêng đúc kết tối giản từ sự vật – hiện tượng mà thành. Sau đó dần nắm các nét, các bộ, tìm cách nhớ các từ đơn giản. Sau này những từ fuk tạp cũng là ghép nhiều chữ đơn lại rồi thêm thắt râu ria mà thành hình.

N2 “chỉ cần” 6000 từ thôi

Tóm lại, không có gì là cực hình ở đây cả. Tất cả chỉ là 1 chút thử thách. Và cũng đừng nguỵ biện kiểu “không phải em không nhớ mặt chữ mà tại nó không thèm nhớ em”. Hãy tìm kiếm hứng thú từ những đường nét giản đơn. Bạn sẽ tích tụ dần và đến 1 lúc nào đó bứt phá đến mức mà ngay bản thân cũng không thể tin được – Trust Me.

4.2/5 - (5 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại

4 thoughts on “Kanji – Cực hình hay vị cứu tinh

  1. Mới đầu học em cũng ghét Kanji.Cơ mà sau này nhìn quen rồi mà thấy dễ đoán nghĩa hơn, với cả càng học càng thấy tiếng nhật có nhiều từ đồng âm không có kanji thì chết.

    1. Đúng rồi em, khi đọc 1 tài liệu vài trang A4 mà có chữ kanji có thể lướt qua rất để nắm nội dụng rất nhanh. Nhưng đối với mấy bạn bắt đầu học thì công nhận là hơi oải, vì nhiều vs khó nhớ quá

  2. 4 năm đại học từ mới bắt đầu có thể đạt được N3 ~ N2 không anh , Brse nếu muốn theo thì phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm vậy anh .

    1. Học tiếng Nhật ko tính bằng năm mà tính bằng mấy nghìn giờ em. Nếu 4 năm đại học em chịu khó bỏ ra ngày vài tiếng thì a nghĩ N2 ko thành vấn đề.
      Số h cần thiết em xem trong bài này.
      https://kysubrse.com/2-nam-tu-dev-len-brse-giac-mo-trong-tam-tay/

      Còn kinh nghiệm a nghĩ nhanh thì 1 năm vs cao thủ, bt là 2 năm – 3 năm. Với cũng tuỳ vào cơ hội nữa, mới ra trường mà hên cũng dc qua làm br

Comments are closed.

%d bloggers like this: