Ký sự BrSE

Những nẻo đường kỹ sư cầu nối

BrSE xưa và nay

Ngày xửa ngày xưa, xưa … rất là xưa … đầu những năm 2000 khi các công ty nhà mình đặt chân vào thị trường outsource trên thế gới thì đã xuất hiện các cao nhân trong nghề rồi. Mặc dù hồi đó chưa định hình và phân nghạch rõ ràng như bây giờ, nhưng các anh các chị lúc đó đã làm công việc của BrSE. Cho đến khoảng giai đoạn 2010 trở đi thì lúc này khái niệm kỹ sư cầu nối mới được nhắc nhiều.

(trong khuôn khổ bài này mình kể lể chính mảng Nhật còn mảng Âu Mỹ không rành lắm)

Các cao nhân xưa đã làm những gì ?

Xưa : đầu những năm 2000

Được ví như supperman
BrSE xưa – được ví như siêu nhân

Hồi mình còn mới ra trường lúc 2010 ở Fsoft Đà Nẵng đã từng nghe nhiều giai thoại kể về các anh chị chinh chiến Âu Mỹ Nhật. Họ vừa làm công việc của Sale để kiếm project, vừa làm BA phân tích yêu cầu, vừa làm Dev để phát triển pilot project chạy thử nhằm thuyết phục khách hàng. Khi lấy được dự án – hoàn thành rồi họ còn phải trực chiến để nhận và test sản phẩm như những tester thực thụ đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào khi đến tay khách hàng. Nói chung là làm đủ thứ.

Hơi xưa : cuối những năm 2000

brse_hoixua
BrSE hơi xưa – luôn có người đẹp comter đi kèm

Đến giai đoạn này, khi lượng công việc đổ dồn về Việt Nam sau 1 khoảng thời gian dài các cao nhân đã gây dựng được niềm tin ở khách hàng rằng “à ! hóa ra tụi Việt Nam ko chỉ biết đánh nhau, tụi nó còn biết code – mà code ngon nữa =_=”

Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ trong mấy thập kỷ gần đây, nhu cầu về nhân lực nội tại của các quốc gia phát triển Âu Mỹ Nhật không còn đủ đáp ứng, buộc họ phải chuyển việc ra bên ngoài. Đây là cơ hội trời cho để thu ngoại tệ với vốn đầu tư không nhiều nhưng hiệu quả cao với các công ty công nghệ trong nước. Điều quan trọng nhất bây giờ là phải kiếm đủ người để làm và phải có 1 đội ngũ giàu năng lực để làm cầu nối mang dự án về. Nhưng khổ nỗi có 1 thực tế đau lòng lúc này : dân ngoại ngữ thì không biết code, dân cuđơ (coder) thì kém ngoại ngữ. Vậy phải nàm thao .. nàm thao.. ??? Các bác ở trễn (sếp) mới nghĩ ra cách là chơi trò xếp hình. Đừng nghĩ bậy nhé, ai cũng lo làm việc cả chứ có rảnh đâu làm chuyện bậy bạ 😀 . Tức là sao ? đơn giản là ghép 1 ông cu đơ vs 1 em xinh tươi nói tiếng anh – nhật vù vù. Vậy là bài toán khó đã được giải quyết. Các em í sẽ lắng nghe chăm chú từng cử chỉ từ các bác khách hàng rồi nói cho ông bờ rích ét sờ i biết phải làm gì, rồi ỗng có théc méc (thắc mắc) gì thì em í lại qua thủ thỉ với bên kia. Tạm thời vậy là xong, nhưng lâu dài liệu có ổn ? mời bạn đọc tiếp phần bên dưới.

Kỹ sư cầu nối ngày nay mần chi ?

Hơi nay : loanh quanh những năm 2010

brse_hoinay
BrSE hơi nay – được khách hàng và đồng đội hỗ trợ

Khi các dự án phình to lên, việc trao đổi thông tin nhiều bước (offshore – BrSE – Comter – Customer) trở nên quá tải, thắt cổ chai. Bên cạnh đó còn xảy ra nhiều case oái oăm trái bảo phải không nghe, trên nói dưới không hiểu. Ví dụ để giải thích các thuật toán phức tạp thì năng lực ngoại ngữ thôi chưa đủ, mà còn phải rành mấy cái kỹ thuật nữa mới hiểu đúng ý được. Vậy phải nàm thao … nàm thao ??? Rất may là các sếp lớn nhà mình đã tiên liệu như thần, biết trước thế nào cũng xảy ra vấn đề này nên đã có sẵn lời giải để ráp vào ngay và luôn.

KẾ HOẠCH THẦN KỲ : Dạy ngoại ngữ cho dev (developer)

Nan giải ! khó mà nhét tiếng anh – nhật vào mấy cái đầu đất chỉ chứa toàn code với … nhưng khó cũng phải làm chứ sao giờ.

Bước 1 : thủ thỉ, dụ dỗ ngon ngọt kèm dọa nạn. Khá là hiệu quả, trong công ty cũ Fsoft mình hồi đó anh e lũ lượt kéo nhau đi học tiếng Nhật với mục đích chính là … qua gặp thần tượng 😀 giỡn chứ code mãi cũng chán, học thêm JP vừa làm việc lương cao, với xem mấy video mọi người hay xem (?) cũng hiểu được phần nào… Khoảng thời gian đào tạo mất khoảng gần 1 năm để từ zero lên N2.

Bước 2 : Kiếm dự án đẩy qua onsite sau khi kết thúc khóa đào tạo. Thực sự sau khi học xong, tiếng là tương đương N2 nhưng đa số anh em giao tiếp còn kém, phải tay chân phụ họa vẽ vời đủ kiểu. Rất may là các bác khách hàng dường như cũng nhìn nhận được sự cố gắng của mọi người nên dìu dắt dần dần. Thấm thoắt vài năm trôi qua, vào khoảng 2012 – 2013 thì lượng kỹ sư giỏi JP đã tăng lên đáng kể, giải được bài toán khó lúc bấy giờ.

Nhưng, lại nhưng (sao lắm thế), liệu khách hàng có còn đủ kiên nhẫn để dìu nữa không ? với sự trỗi dậy của nhiều nước đang làm outsource vùng đông nam á khác cùng với việc các ông lớn như Tàu – Ấn đầu tư càng ngày càng bài bản thì tính cạnh tranh được đẩy lên đến cao trào. Bây giờ mỗi BrSE phải là người lính đặc công võ nghệ cao cường, khả năng tác chiến trong mọi hoàn cảnh, nhảy vào chiến luôn chứ không còn chuyện vừa làm vừa học như xưa. Nhiệm vụ đặt ra là phải ngồi cùng khách hàng họp hành liên miên (các bác Nhật rất khoái họp, ngày họp 4 – 8 tiếng, có khi hơn), bàn đối sách – phương án, đưa ra gợi ý – cách làm tối ưu, sau đó phải tổng hợp lại thành tài liệu chuẩn để share cho 2 phía.Vậy phải nàm thao … nàm thao ??? mời các bạn đọc tiếp phần dưới.

Nay : 2015 trở đi

brse_nay
BrSE nay – được ví như đặc công tinh nhuệ, độc lập tác chiến hoặc teamwork đều OK

Đến lúc này khi nhảy vào 1 dự án, BrSE có vai trò cực kỳ quan trọng, kỹ thuật phải có nền tảng vững vàng, ngoại ngữ lưu loát (vừa vừa không chơi được). Ngoài tiếng Nhật ra còn phải có cả tiếng anh, vì 1 dự án to bây giờ nhiều bên cùng làm. Về khoản tiếng Nhật, để giải quyết được vấn đề này thì cách tối ưu nhất là du học. Các kỹ sư cầu nối tương lai sẽ dùi mài kinh sử ngay tại đất nước mặt trời mọc với đội ngũ giáo viên bản địa. Tuy rằng tốn kém cho cả phía công ty và cá nhân nhưng không còn cách nào hay hơn. Dân code thì biết rồi, lười học như cái chi chi, nếu ở Việt Nam hết giờ là đi cafe nhậu nhẹt chém gió chứ tâm trí đâu mà ngồi vào bàn học. Khoản tiếng Nhật đã gần như được giải quyết, còn tiếng anh thì sao, cái này là nghị lực của mỗi cá nhân là chủ yếu. Các bạn trẻ nếu muốn có đất dụng võ trong 1 môi trường ngày càng cạnh tranh, phải tự tạo ra sự khác biệt. Mách nhỏ cho các bạn biết đừng nói ai nhé “dân BrSE nhật đa số dốt tiếng anh giao tiếp lắm”.

Từ trên xuống dưới mình nói nhiều đến khoản ngoại ngữ mà ít đề cập đến công nghệ vì đối với nghề này ngoại ngữ quan trọng bậc nhất, yếu công nghệ có thể nhờ phía offshore hỗ trợ, nhưng nghe nói mà sai là chết luôn cả dự án – mất lòng tin coi như mất trắng. Tuy vậy giỏi công nghệ cũng là điều kiện cần để trở thành BrSE giỏi – mình sẽ đề cập ở 1 bài viết khác.

Tổng kết

BrSE xưa :

  • Toàn siêu nhân, đều là các sếp hiện tại cả.
  • Công việc không rõ ràng, làm đủ thứ kể cả sale

BrSE hơi xưa :

  • Giỏi công nghệ, biết chút ngoại ngữ
  • Công việc cụ thể hơn nhưng phải nhờ cậy mấy em comter xin đẹp đi kèm.

BrSE hơi nay :

  • Giỏi công nghệ, tiếng nhật khá
  • Đã định hình được công việc của 1 brSE nhưng cần khách hàng dìu dắt

BrSE nay :

  • Giỏi công nghệ, tiếng nhật lưu loát, tiếng anh giao tiếp khá
  • Thành lính đặc công chuyên nghiệp, nhảy vào dự án chiến luôn.

Trên đây là 1 vài chia sẻ với góc nhìn cá nhân, mọi nhận định đều mang tính chủ quan và theo quan điểm đa số chứ không đánh đồng toàn bộ. Nếu các anh chị, và các bạn có quan điểm hay góc nhìn khác thì xin chia sẻ ở phần comment bên dưới để cùng nhau học hỏi thêm nhé.

5/5 - (5 votes)
Nếu thấy hay thì đừng ngại

2 thoughts on “BrSE xưa và nay

  1. Anh ơi trong bài viết em chủ yếu thấy BrSE toàn là các anh chị dev có chuyên môn tốt học thêm tiếng Nhật là chủ yếu. Vậy còn ngược lại những bạn ngoại ngữ như tụi em thì nên làm thế nào ạ?…

Comments are closed.

%d bloggers like this: